PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Việc để doanh nghiệp xăng dầu tự tính toán và công bố giá là phù hợp Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu |
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu. Ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam có một sàn giao dịch mặt hàng này?
Tôi cho rằng, trong thời gian trước mắt, nhà nước vẫn quản lý về đầu ra, đầu vào, giá, chất lượng xăng dầu nên việc thành lập sàn này chưa có nhiều ý nghĩa. Nhưng về lâu dài, rất cần có một thị trường xăng dầu mang tính thị trường. Do đó, việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu cũng trở nên cần thiết.
Thành lập sàn giao dịch xăng dầu: Bài toán có dễ? |
Tại đây, mọi người có thể tham gia mua bán và các đầu mối có thể cung ứng cho thị trường bằng các sản phẩm xăng dầu nhập từ nước ngoài về hay sản phẩm xăng dầu trong nước mà họ có thể sản xuất ra được.
Thông qua sàn giao dịch, họ có thể đấu giá, mua bán xăng dầu với mức giá hợp lý nhất trên thị trường. Tuy nhiên, để làm được việc này, chúng ta cần những quy định tương đối cụ thể, cũng như những nghiên cứu một cách đầy đủ.
Do đó, trước mắt cơ quan chức năng được phân công, giao nhiệm vụ này cần có những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo, từ đó đưa ra lý giải đã đến lúc thật sự cần thiết hay chưa trong việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu? Khi nào cần? Những nhân tố hình thành thị trường là gì? Điều kiện cụ thể hoặc phương thức trong giao dịch mua bán… Từ đó, chúng ta mới có được thị trường tự do với mặt hàng này.
Bởi việc xây dựng sàn giao dịch xăng dầu cần có người mua, người bán. Rõ ràng, người bán cũng phải tìm được nguồn tự chủ, hoặc họ nhập được, hoặc có thể sản xuất ra được, để từ đó chủ động trong việc bán hàng. Về phía người mua, đó là các doanh nghiệp độc lập, doanh nghiệp mang tính mạng lưới, từ đó tham gia vào thị trường mua bán.
Tôi xin nhắc lại, trong tiến trình phát triển, nếu chúng ta muốn tự do hóa kinh doanh mua bán xăng dầu, nhà nước giảm thiểu sự can thiệp như các nước phát triển thì việc xây dựng sàn là đúng và cần thiết.
Nhiều ý kiến cho rằng, sàn giao dịch xăng dầu chủ yếu để phục vụ cho nghiệp vụ phái sinh, tức là mọi người mua bán không có hàng hóa, giống như mua khống, bán khống, ông có thể chia sẻ cụ thể về việc này?
Đây là thị trường của cả tương lai và hiện thực. Bởi thị trường xăng dầu không thể mua bán ngay được. Việc này đòi hỏi các đầu mối phải có kho dự trữ xăng dầu cực kỳ lớn, nhập được xăng dầu từ nước ngoài về, từ đó có thể mua bán trực tiếp một cách dễ dàng. Còn với điều kiện của chúng ta như hiện nay, nếu nói rằng có ngay hàng để chở đi thì chắc là khó.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh |
Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, đề xuất đưa ra là hợp lý để có được thị trường xăng dầu theo nền kinh tế thị trường, nhưng với điều kiện như Việt Nam hiện nay chúng ta phải thành lập tổ nghiên cứu để xem xét sàn giao dịch hàng hóa như thế nào? Với các nước triển khai như thế nào và với Việt Nam sẽ triển khai ra sao thì đấy là cả vấn đề?
Hiện, Việt Nam là thị trường chủ lực của nhiều mặt hàng nông sản, tuy nhiên, chúng ta vẫn đang thiếu bóng dáng của sàn giao dịch. Ông bình luận gì về việc này?
Đây là thực tế, mặc dù chúng ta có sàn giao dịch hàng hóa đã ra đời khoảng 10 năm nay, trong thời gian gần đây đã có bước phát triển tương đối mạnh mẽ, có những giao dịch hàng hóa tương đối tốt, nhưng nếu nó có thực sự trở thành nơi các doanh nghiệp cần đến và giao lưu là cả vấn đề.
Rõ ràng, với từng mặt hàng nông sản chủ lực, chúng ta sẽ cần có sàn để giao dịch mua bán trong nội bộ các doanh nghiệp với nhau, cũng như giao lưu bán mua với thị trường quốc tế.
“Muốn nhanh vẫn phải từ từ”. Chúng ta cần xem xét thị trường phát triển đến đâu, có nhu cầu thật hay không? Khi đó mới có người tham gia.
Ví dụ như sàn giao dịch hàng hóa London. Thói quen của các nhà kinh doanh quốc tế, họ mang hàng hóa ra các sàn giao dịch quốc tế này để chào mời, ngã giá với nhau. Do đó, mặc dù chúng ta là những quốc gia sản xuất hàng đầu cà phê, hồ tiêu, nhưng chúng ta vẫn cứ phải theo sàn quốc tế. Bởi đây là ưu thế của Trung tâm tài chính, hàng hóa quốc tế.
Xin cám ơn ông!
Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Tại các nước trên thế giới, bao giờ cũng có sàn hàng hóa để doanh nghiệp giao dịch. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rõ, sàn giao dịch xăng dầu chủ yếu để phục vụ cho nghiệp vụ phái sinh. Đây là nghiệp vụ rất phức tạp. Ở đây, không phải là sàn để người ta mang xăng dầu lên bán, đó dạng như mua bán chứng chỉ, giao dịch mang tính chất ảo, nhưng tiền thì thật. Đối với doanh nghiệp xăng dầu trên thế giới, việc mua bán trên sàn này nhằm phục vụ công tác bảo hiểm giá hàng thực mà họ mua bán trên thị trường. Đã nói đến sàn giao dịch thì phải thông thương với giá quốc tế. Nói thì đơn giản nhưng thực tế với điều kiện của Việt Nam thì chúng ta đang có sự khác biệt lớn và khó vận hành. |