Thứ bảy 10/05/2025 08:48

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền hướng vào nhóm bất động sản, khu công nghiệp và các mã trụ cột ngành ngân hàng đã giúp VN-Index trở lại với vùng đỉnh trên ngưỡng 1.280 điểm.

Chỉ số VN-Index lấy lại toàn bộ điểm số đã mất ở phiên trước đó do ảnh hưởng từ sự cố hệ thống VNDirect bị tê liệt. Tuy nhiên, thanh khoản có sự sụt giảm khá đáng kể so với những phiên trước đó khi chỉ có hơn 940 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Kết thúc phiên ngày 26/3, chỉ số VN-Index tăng 14,35 điểm, tương đương 1,13%, lên 1.282,21 điểm

Trong phiên giao dịch ngày 26/3, cổ phiếu chứng khoán tương đối vững vàng giữa lúc ngành phải đối mặt với sự cố tê liệt giao dịch tại VNDirect. Theo đó, VCI tăng 2,31%, VIX tăng 3,71%, FTS tăng 1,8%...

Nhóm cổ phiếu bất động sản giữ xu hướng giao dịch tích cực. Một số mã tăng vọt tiêu biểu có thể kể đến KDH tăng 4,61%, KBC tăng 3,14%, TCH tăng 4,76%, CRE tăng 4,77%, QCG và NHA đều tăng kịch trần. Trong số ít mã đi ngược xu hướng có DIG, SJS, LGC. Các cổ phiếu họ Vingroup cũng đều xanh nhẹ.

Nhóm sản xuất có nhiều mã tăng mạnh như GVR tăng 6,27%. GVR cũng trở thành cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index khi mang lại đến 2 điểm tăng. Gần đây “ông lớn” cao su này ghi nhận chuỗi tăng ấn tượng và thường góp mặt vào nhóm “gánh team” chỉ số. Ngoài ra VGC tăng 2,97%, GEX tăng 2,45%, HSG tăng 2,17%, DPM tăng 2,27%, PHR tăng 2,56%, DBC tăng 2,77%, NKG tăng 2,77%; ASM, VCF và DPR cùng tăng kịch biên độ. Trong khi đó, trái ngược lại, MSN bất ngờ giảm khá mạnh vào cuối phiên, mất 1,99% giá trị.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ nhìn chung phân hoá theo hướng sắc xanh chiếm ưu thế.

Cổ phiếu chứng khoán tương đối vững vàng giữa lúc ngành phải đối mặt với sự cố tê liệt giao dịch tại VNDirect, trong đó VCI tăng 2,31%, VIX tăng 3,71%, FTS tăng 1,8%.

Khối ngoại hôm nay vẫn duy trì đà bán ròng, tuy vậy giá trị chỉ vào khoảng hơn 170 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào hai cổ phiếu là VND (-396.32 tỷ) và MWG (-140.88 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, PDR (+121.50 tỷ), VPB (+94.44 tỷ) và GEX (+82.20 tỷ) là những cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường.

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 14,35 điểm, tương đương 1,13%, lên 1.282,21 điểm. Toàn sàn HoSE có 342 mã tăng giá, 139 mã giảm giá và 61 mã đứng giá tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh