Thanh Hóa: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn

Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả ấn tượng, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, GRDP bình quân hàng năm ước đạt 9,69%
Thanh Hóa: Rộn ràng sắc Tết Thanh Hóa: Thành lập 5 tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia

Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả ấn tượng, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm ước đạt 9,69%, đứng thứ 5 cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2023 của tỉnh tăng bình quân khoảng 15%/năm, đứng trong tốp đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Phát huy lợi thế hội đủ ba vùng địa lý

Tỉnh Thanh Hóa được ví như “một Việt Nam thu nhỏ” - điểm kết nối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng. Thanh Hóa còn là tỉnh hội tụ đủ ba vùng địa lý, trong đó miền núi là sự nối dài của Tây Bắc Bộ, vùng đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, đất liền nhìn ra Vịnh Bắc Bộ với thềm lục địa bao quát 17.000 km2. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa có Cảng hàng không Thọ Xuân, Khu kinh tế Nghi Sơn gắn với Cảng nước sâu Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp; hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm đầy đủ các loại hình, với nhiều trục tuyến giao thông quan trọng quốc gia đi qua, như: Cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 47, quốc lộ 45, quốc lộ 217, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường sắt Bắc Nam... Đặc biệt, Thanh Hoá đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với nguồn nhân lực dồi dào trên 2,2 triệu lao động, chiếm 60% dân số của tỉnh.

Thanh Hóa:  Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đưa Nghi Sơn trở thành cảng biển lớn

Với những lợi thế đó, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, đã đề ra mục tiêu cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 “Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước”. Trên cơ sở đó, ngành Công Thương Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp như: Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022-2026.

Thanh Hóa:  Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn

Trong đó, tập trung các giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, quy mô lớn. Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo là trụ cột tăng trưởng. Ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: May mặc, giày da. Song song với thu hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy sản xuất sau hệ lụy của đại dịch Covid-19 như: Giảm thuế, hỗ trợ lãi suất ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và hệ thống chất lượng tiên tiến để nâng cao giá trị hàng hóa, xúc tiến thương mại, tìm kiếm và phát triển thị trường mới.

Thanh Hóa:  Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn
Khu kinh tế Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2023 đã đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp hàng năm tăng trên 15%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước và đứng tốp đầu các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2023 tăng trưởng bình quân 17,5%, cao hơn kế hoạch đề ra là 11,2%.

Tạo lập cực tăng trưởng mới

Ngày 27/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra quan điểm phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo; đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Thanh Hóa:  Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn
Một góc của thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ốn định trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Về kinh tế, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu GRDP giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Đến năm 2030, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

Chia sẻ với Báo Công Thương về mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, ông Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Để sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, ngày 13/11/2021, của Quốc hội, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thanh Hóa:  Từng bước hiện thực hóa mục tiêu lớn
Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công dự án tại huyện Thọ Xuân

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung rà soát, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn...; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực và cả nước. Khai thác hiệu quả lợi thế của cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, vận tải biển; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại

Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại ''siêu ban'' ở Hà Nội

Báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng TP. Hà Nội cho thấy, “siêu ban” này chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa hiện có 826 cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; trong đó có 700 cơ sở thuộc diện phải di dời.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động