Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa Lữ Minh Thư chia sẻ về những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thanh Hóa: Quản lý thị trường giúp người dân vùng miền núi, biên giới phân biệt hàng thật - hàng giả Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

PV: Xin ông cho biết những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng cấm và hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua?

Ông Lữ Minh Thư: Năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và gắn nhiệm vụ Quản lý thị trường với nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023; Kế hoạch công tác năm 2023; Kế hoạch truyền thông năm 2023; Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; công văn chỉ đạo đối với các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động đến kinh tế - xã hội như: Thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, đường cát, vật tư nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng... và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của Nhân dân, đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai, hàng giả
Ông Lữ Minh Thư - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Song song với đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn, tìm ra quy luật hoạt động của các đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng để xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra thường xuyên, chuyên đề và đột xuất. Phối hợp với lực lượng Công an điều tra, trinh sát, nhân mối phát hiện các vụ việc kinh doanh, vận chuyển vi phạm lớn, nổi cộm, có tính chất phức tạp trên địa bàn và trên khâu lưu thông. Kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng, bến bãi, các chợ đầu mối; các điểm lên xuống, nơi giao nhận hàng hóa trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, bưu điện, qua đó để phát hiện hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nước ngoài, tỉnh ngoài vào địa bàn, trọng tâm các mặt hàng, lĩnh vực.

Với những nỗ lực đó, trong 11 tháng năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã thanh tra, kiểm tra 1.774 vụ; các vụ việc chuyển cơ quan công an điều tra 4 vụ; xử lý vi phạm hành chính 1.556 vụ. Tổng số tiền thu phạt 6.522,48 triệu đồng, trong đó: phạt vi phạm hành chính 6.394,38 triệu đồng, tiền bán hàng tịch thu 128,1 triệu đồng. Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 2.082,69 triệu đồng; trị giá hàng chờ bán, chờ tiêu hủy 4.002,52 triệu đồng.

Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai, hàng giả
Đội Quản lý thị trường số 10 phối hợp với lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.

PV: Thời điểm cuối năm 2023, nhu cầu hàng hóa của người dân tăng mạnh, đây cũng là thời điểm hay xảy ra các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ có những giải pháp gì?

Ông Lữ Minh Thư: Dự báo trong những tháng cuối năm 2023, tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, khí đốt… biến động tăng, giảm thất thường, khó lường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng trong nước. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, nhất là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, các loại hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế, sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ… sẽ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn.

Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Trưởng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp được đề ra. Trong đó, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng hiểu và chấp hành pháp luật; tập trung tuyên truyền đối với mặt hàng vệ sinh an toàn thực phẩm; nhất là các mặt hàng phục vụ cho dịp Tết Giáp Thìn 2024. Lồng ghép công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh và người dân; lấy chỉ tiêu xã hội làm trọng, tiền thu phạt vi phạm hành chính chỉ là thước đo để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai, hàng giả
Đội Quản lý thị trường số 7 tăng cường kiểm tra, giám sát các hàng hóa trên địa bàn.

2. Thực hiện tốt công tác nắm bắt địa bàn, rà soát, điều chỉnh kịp thời sự tăng, giảm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đưa các đối tượng kinh doanh đúng trọng tâm vào hệ thống theo dõi quản lý của ngành; theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường; duy trì và tiếp nhận đầy, kịp thời thông tin đường dây nóng phản ánh từ người dân, người tiêu dùng về các đối tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

3. Tăng cường công tác phối hợp các lực lượng, điều tra, trinh sát nắm thông tin, kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng; triển khai quyết liệt, đồng bộ, trên diện rộng hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, tập trung kiểm tra:

Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm: bánh mứt kẹo, rượu, bia, nước giải khát, lương thực, thực phẩm tươi sống, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; sữa và các sản phẩm từ sữa; thực phẩm chế biến, dầu thực vật, thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chức năng, chất phụ gia bảo quản, phẩm mầu công nghiệp sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó chú trọng các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán: gạo, đường, sữa, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát; các sản phẩm từ bột, tinh bộ và sản phẩm gia súc, gia cầm, LPG, xăng dầu...

Hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại: kiểm tra thuốc nổ, kíp mìn, pháo các loại, đèn trời, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; thuốc lá ngoại, rượu ngoại; động vật hoang dã, gỗ; thuốc tân dược, mỹ phẩm; mặt hàng xăng dầu; điện tử, điện dân dụng; quần áo may mặc sẵn... Trong đó chú trọng các mặt hàng: pháo các loại, vật liệu nổ, đồ chơi trẻ em gây kích động bạo lực, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, thuốc lá điện tử, các mặt hàng may mặc, giầy, dép; các mặt hàng đồ điện và điện tử, điện dân dụng...

Mặt hàng vật tư nông nghiệp: Chú trọng kiểm tra, phát hiện về phân bón giả, kém chất lượng; thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm, không đảm bảo chất lượng; thuốc bảo vệ thực vật giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; giống cây trồng nhập lậu, không đảm bảo chất lượng; thuốc thú y không có trong danh mục được phép lưu hành, không đảm bảo chất lượng; thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... và các hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong nông nghiệp...

Các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến, việc thực hiện đo lường, chất lượng hàng hóa, các quy định của pháp luật đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

4. Thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389, Bộ phận Thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục bám sát thực hiện các Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ban, ngành; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; theo dõi, đôn đốc các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công quản lý.

Các Đội Quản lý thị trường với trách nhiệm Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 huyện, thị xã, thành phố bám sát vào các chương trình, kế hoạch, phương án của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chủ động tham mưu kịp thời cho Trưởng ban Chỉ đạo 389 huyện, thị xã, thành phố ban hành các chương trình, kế hoạch, phương án và các văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm tra, đôn đốc, phối hợp các phòng ban thuộc UBND, các ngành, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, làm tốt công tác theo dõi diễn biến thị trường, tổng hợp kết quả, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai, hàng giả
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng

5. Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong hoạt động công vụ của lực lượng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp, nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc trong Nhân dân mà không có giải pháp khắc phục hiệu quả. Xây dựng và nâng cao hình ảnh lực lượng Quản lý thị trường hướng tới Chính quy - Tinh nhuệ - Hiện đại; đồng thời quyết liệt chỉ đạo công chức và người lao động thực hiện theo phương châm hành động “Hành động quyết liệt, Siết chặt kỷ cương, Lãnh đạo nêu gương, Phối hợp muôn phương, Hoàn thành nhiệm vụ”.

PV: Ngoài giải pháp phòng chống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, công tác tuyên truyền được Cục Quản lý thị trường phối hợp, triển khai ra sao thưa ông?

Ông Lữ Minh Thư: Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phối hợp hiệu quả với các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời về diễn biến tình hình thị trường, cung cầu giá cả hàng hóa, kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, các vụ điển hình về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức cá nhân vi phạm để tạo sức răn đe, giáo dục.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh xây dựng nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật trước, trong và sau Tết Nguyên đán và chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tham mưu cho 27/27 Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Quản lý chợ và hệ thống loa phát thanh các xã, phường, thị trấn và tuyên truyền lưu động bằng xe ôtô phát nội dung tuyên truyền tại huyện, thị xã, thành phố, tập trung tuyên truyền tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các cá nhân sản xuất, kinh doanh về các tác hại và các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan về vận chuyển, buôn bán, kinh doanh, nâng cao nhận thức cho người dân cũng như cán bộ, công chức về nguy cơ, tác động ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm... Đồng thời, treo băng rôn, khẩu hiệu nội dung: “Không sản xuất, kinh doanh vận chuyển và sử dụng pháo nổ và đồ chơi trẻ em gây kích động bạo lực”; “Toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”.

Thanh Hóa: Triển khai những giải pháp quyết liệt phòng chống buôn lậu, gian lận thương mai, hàng giả
Đội Quản lý thị trường số 7 kiểm tra các sản phẩm bánh, kẹo trên địa bàn

Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường tổ chức các gian hàng thật - hàng giả trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; phổ biến các thông tin để người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng thật, hàng giả đối với các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày như: mì chính, hạt nêm, bột giặt, dầu gội đầu, bóng điện,... hướng tới cho người dân biết lựa chọn hàng hóa đảm bảo chất lượng để tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục lồng ghép công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích phổ biến pháp luật đến người kinh doanh, người dân để nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành chính sách pháp luật góp phần bình ổn giá cả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ,... tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phân biệt hàng thật, hàng giả, an toàn thực phẩm cho học sinh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Trong nửa đầu tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 10 cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn Hà Nội với tổng số tiền phạt lên tới 130 triệu đồng.
Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm với tổng số tiền lên đến 785 triệu đồng
Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Qua kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường Yên Bái trên thương mại điện tử cho thấy, đa số hình ảnh hàng hóa lấy trên mạng xã hội hoặc giống hàng chính hãng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và thu giữ 300 chai nước hoa có dấu hiệu nghi giả mạo nhãn hiệu lớn tại hệ thống cửa hàng Namperfume.
Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Lai Châu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa có nhu cầu tăng cao vào dịp Tết…

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phát hiện hộ kinh doanh trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tạm giữ 160 sản phẩm là thuốc lá điện tử nhập lậu tại 2 cửa hàng trên địa bàn TP. Vũng Tàu.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Một số cửa hàng trên địa bàn TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn ngang nhiên bày bán các sản phẩm thuốc lá điện tử, thách thức lực lượng chức năng.
Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Ông P.Q.Đ, trú tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, chủ cơ sở kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop bị tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn và xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Theo quyết định, ông Ngô Quang Nam, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang.
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang vừa xử phạt 15,5 triệu đồng một cá nhân không đăng ký kinh doanh và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và thu giữ các mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu trên địa bàn.
Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quyết định số 2646/QĐ-TCQLTT ngày 14 /11/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2024 trong toàn lực lượng.
Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã triển khai Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về công tác kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh.
Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường Hà Nội vừa tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm.
Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Trong đó, các vi phạm về thương mại điện tử gia tăng.
Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Lực lượng Quản lý thị trường Tuyên Quang phát hiện và tạm giữ gần 20 sản phẩm giầy thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phát hiện một cơ sở tại Hà Nội có dấu hiệu sản xuất thực phẩm làm giả nhãn hiệu của một số doanh nghiệp có uy tín.
Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Ngày 13/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thông tin về việc phối hợp ngăn chặn 16,2 kg pháo vận chuyển trái phép do nước ngoài sản xuất trên địa bàn.
Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 288 cuộc kiểm tra định kỳ, hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Thông tin từ Cục QLTT Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 200/200 vụ việc kiểm tra định kỳ năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động