Thanh Hóa: Thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai cho biết, sẽ thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp có hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển nhanh và bền vững Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm ước tăng 7,49%

PV: Xin ông cho biết, kết quả đã đạt được về sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong nửa nhiệm kỳ qua?

Ông Phạm Bá Oai: Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã và đang tiếp tục tăng trưởng đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của Thanh Hóa năm 2021 tăng 18,1%; năm 2022 tăng 15,59% và trong điều kiện cực kỳ khó khăn của suy thoái kinh tế toàn cầu, thì năm 2023 dự kiến vẫn tăng trên 8% (cao hơn mức bình quân của cả nước).

Thanh Hóa: Các giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Thanh Hóa tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2023

Giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2015 chiếm 9,8%, 2020 chiếm 29,1% và đến năm 2023 dự kiến chiếm 37,5% trong cơ cấu GRDP của tỉnh); Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 dự kiến đạt 195.000 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ.

PV: Những kết quả đã đạt được về sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua rất đáng ghi nhận, vậy vai trò của Sở Công Thương công tác tham mưu cho tỉnh như thế nào thưa ông?

Ông Phạm Bá Oai: Cùng với cả tỉnh, ngành Công Thương cũng đã tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND để tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao từ đầu nhiệm kỳ, điển hình như: hoàn thành đầu tư cấp điện cho 38 thôn, bản còn lại chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh, trước 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết.

Sở Công Thương Thanh Hóa đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 506/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và hoàn thành công tác tham mưu ban hành các thể chế thuộc trách nhiệm khác của ngành.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sở Công Thương cũng đã tích cực phổ biến, hướng dẫn những nội dung của các hiệp định thương mại tự do mới ký kết để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp, tập trung nắm bắt khó khăn cho doanh nghiệp, đưa dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động để có sản phẩm mới, đồng thời tiếp tục xúc tiến đầu tư, phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

PV: Xin ông cho biết về những hạn chế, tồn tại trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong nửa nhiệm kỳ qua và nguyên nhân?

Ông Phạm Bá Oai: Dù giá trị tăng nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp có xu hướng giảm; các sản phẩm công nghiệp trong tỉnh chủ yếu là gia công và sơ chế. Chưa thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn, công nghiệp công nghệ cao.

Việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp có biểu hiện chậm lại, tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp rất chậm và thiếu đồng bộ; Một số cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành hạ tầng thì ngành nghề quy định trong cụm chưa phù hợp khó thu hút đầu tư thứ cấp.

Thanh Hóa: Các giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao
Nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư. Ảnh minh họa

Sở Công Thương nhìn nhận các hạn chế do nguyên nhân khách quan là rất lớn, nhưng chúng ta cũng cần đánh giá xác đáng về nguyên nhân chủ quan, đó là: Chủ trương đã rõ, chỉ đạo quyết liệt, nhưng hiệu quả tổ chức thực hiện cụ thể chưa cao; quy hoạch nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng vẫn thiếu mặt bằng sạch, hạ tầng không đồng bộ, khó khăn cho thu hút đầu tư; thủ tục hành chính còn phức tạp, các quy định của pháp luật chồng chéo, thậm chí còn trái chiều, gây khó khăn cho thực thi và quản lý. Bên cạnh đó, các chính sách đã ban hành rất nhiều, nhưng thụ hưởng chính sách rất ít, chính sách trung ương ban hành nhưng nguồn lực và thủ tục để thực hiện rất khó khăn.

PV: Xin ông cho biết, Thanh Hóa đã có những giải pháp như thế nào để phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao?

Ông Phạm Bá Oai: Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển công nghiệp, Sở Công Thương đã đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Cụ thể, đối với công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu và cụm công nghiệp, cần chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch cấp quốc gia; chú trọng công tác rà soát, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch cấp dưới phù hợp với quy hoạch cấp trên, các loại Quy hoạch phải đồng bộ, công khai minh bạch để nhà đầu tư chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư. Các địa phương ưu tiên phân khai, bố trí quỹ đất cho phát triển công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất.

Thanh Hóa: Thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch, hạ tầng đồng bộ, nhất là Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng và các khu công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn để thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tiềm năng. Định hướng thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp mới, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao để hình thành các khu, cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị, từ đó có các cơ chế ưu đãi, khuyến khích mang tính đột phát để thu hút đầu tư tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh.

Đối với công tác thu hút đầu tư, cần đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo định hướng có trọng tâm, trọng điểm theo địa bàn và theo lĩnh vực. Thực hiện tốt công tác lựa chọn, chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm, sử dụng công nghệ mới nhất, hiện đại và tiên tiến nhất để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh; kiên quyết không chấp thuận các dự án có công nghệ lạc hậu và ảnh hưởng môi trường sinh thái, sức khỏe nhân dân.

Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, thân thiện môi trường, hạn chế thâm dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất tuần hoàn; ban hành các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư các sản phẩm như: công nghiệp hóa dược, hóa chất, chế tạo máy, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, vật liệu polyme tiên tiến, công nghệ vi sinh, chế phẩm nông nghiệp, chế biến sâu nông sản, khoáng sản...

Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo đột phá về thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đối với công tác chỉ đạo điều hành, đề nghị các ngành, các cấp cần quán triệt quan điểm ưu tiên phát triển công nghiệp và phải thực sự xác định phát triển công nghiệp là “trụ cột” của phát triển kinh tế, cùng với phát triển nông nghiệp là “nền tảng” trong quá trình chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế của tỉnh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động