Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn
Phát triển kinh tế 28/05/2023 17:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đánh giá tính khả thi dự án tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn quy mô 19 tỷ USD Nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các sở, ban, ngành đã đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn.
Theo số liệu của UBND thị xã Bỉm Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích khoảng 524 ha, được phân thành 3 phân khu, tập trung đa ngành. Hiện nay, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đã thu hút được 58 dự án đầu tư. Trong đó, có 30 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư hạ tầng hơn 1.800 tỷ đồng, của nhà đầu tư thứ cấp trên 6.500 tỷ đồng và 411 triệu USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt gần 4.000 tỷ đồng và 109 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 60%.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn. Ảnh Lê Hợi |
Theo UBND thị xã Bỉm Sơn, hiện Khu công nghiệp Bỉm Sơn có nhiều doanh nghiệp đang duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định như: Nhà máy sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện với môi trường (INTCO); Dự án Oceanus Outwear; Nhà máy DS HI-TECH VINA; Nhà máy SEIL M-TECH VINA, Công ty TNHH STECH VINA...
Tuy nhiên, do tác động từ thị trường thế giới và trong nước, một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, buộc phải thu hẹp sản xuất. Mặc dù gặp khó khăn, nhưng đa phần các doanh nghiệp không thực hiện cắt giảm lao động mà vẫn cố gắng duy trì việc làm, đảm bảo các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng, đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân và người lao động để giúp họ ổn định cuộc sống.
Báo cáo của UBND thị xã Bỉm Sơn cũng cho thấy, hiện nay Khu công nghiệp Bỉm Sơn không có khu xử lý chất thải rắn tập trung. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt là do các doanh nghiệp phân loại, chủ động ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải với các đơn vị có chức năng.
Ngoài ra, tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi và chiều 26/5, UBND thị xã Bỉm Sơn cũng đã báo cáo về khó khăn việc cấp nước phục vụ cho khu công nghiệp. Theo đó, thị xã Bỉm Sơn chỉ có duy nhất Nhà máy nước Bỉm Sơn với công suất thiết kế là 10.000 m3/ngày đêm (đang vận hành khai thác với công suất 7.500 m3/ngày đêm), sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn và nước sinh hoạt cho thị xã Bỉm Sơn.
Với công suất vận hành khai thác như hiện nay, chỉ cung cấp được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn trong giai đoạn thi công xây dựng các nhà máy, không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong giai đoạn vận hành và sử dụng nước cho mục đích sản xuất trong giai đoạn Khu công nghiệp Bỉm Sơn nâng tỷ lệ lấp đầy khi thu hút được nhiều dự án đầu tư. Trong khi đó, dự án cấp nước cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn do Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - Công ty cổ phần làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục tính giá cho thuê đất và giao đất; chưa có nguồn nước thô gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất... dẫn đến việc một số dự án không thể triển khai, hoặc phải điều chỉnh mục tiêu đầu tư. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư cũng đã nêu lên tình trạng điện phục vụ cho sản xuất trong khu công nghiệp thường xuyên bị mất gây khó khăn cho các doanh nghiệp...
![]() |
Khu công nghiệp Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích khoảng 524 ha, được phân thành 3 phân khu, tập trung đa ngành. |
Sau khi nghe những khó khăn, kiến nghị của UBND thị xã Bỉm Sơn và các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, những tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời gian qua. Ông Nguyễn Văn Thi cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại ở Khu công nghiệp Bỉm Sơn như: Hệ thống giao thông kết nối, nguồn nước thô cấp cho các doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn điện chưa ổn định, nguồn nhân lực còn thiếu…
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình tập trung giải quyết các vướng mắc đang tồn tại mà doanh nghiệp, nhà đầu tư kiến nghị; đề nghị thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung tập trung giải phóng mặt bằng cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn và xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu công nghiệp; hỗ trợ Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - Công ty CP đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy nước.
Liên quan đến việc cấp điện phục vụ cho Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, ông Nguyễn Văn Thi giao Sở Công Thương Thanh Hóa kiểm tra lại điều tiết điện lực của các công ty đang cung cấp điện cho khu công nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cung cấp nguồn điện ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh lọt Top 3 trong bảng xếp hạng ICT Index 2022

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Sẽ xây dựng 13.787 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp

Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Phát hiện 1 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong tháng 9/2023

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” 2023

Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Quảng Ninh: 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%, xuất khẩu tăng 14,15% cùng kỳ

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X thông qua nhiều nội dung quan trọng

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Nhiều lần chậm tiến độ, đường ĐT601 và đường Vành đai phía Tây có "về đích" trong năm 2023?

Nghệ An: Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển

Thanh Hóa: Sớm lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư huyện Vĩnh Lộc 334 tỷ đồng

Thanh Hóa: Chỉ đạo quyết liệt việc di dời, giải quyết dứt điểm 3.120 cột điện dưới lòng đường

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ, kết nối 100 CEO tại Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4

Đông Triều (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tế, xã hội có nhiều điểm sáng

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Quảng Ninh: Giải pháp thu hút khách du lịch Hồi giáo

Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm
