Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương phòng, chống dịch sau lũ và lên các phương án để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Thanh Hóa tiếp nhận hơn 21,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 Một ngày theo chân thợ điện Bảo Yên xử lý sự cố bão số 3

Phòng chống dịch bệnh sau bão lũ

Mặc dù bão số 3 không trực tiếp đi qua tỉnh Thanh Hóa, nhưng hoàn lưu của bão đã xảy ra mưa to trên diện rộng tại tỉnh Thanh Hóa, khiến tình trạng ngập lụt tại nhiều huyện miền núi. Ngay sau khi lũ rút, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cùng chính quyền địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Sở Y tế Thanh Hóa cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với huyện Thạch Thành triển khai ngay công tác phòng dịch ở các xã bị ngập lũ. Ảnh: Thanh Hào

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương vào sáng ngày 18/9, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa - cho biết: "Ngay sau khi nước lũ rút, sở đã giao cho một đồng chí phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với huyện Thạch Thành triển khai ngay công tác phòng, chống dịch ở các xã bị ngập lũ. Đến nay, về cơ bản công tác phòng, chống dịch bệnh đã xong. Chưa phát hiện bệnh dịch sau lũ, chủ yếu là xử lý nguồn nước để người dân có nước sinh hoạt, ổn định cuộc sống".

Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến nay, đơn vị đã thực hiện cấp 3.105kg Cloramin B và 243 lít Permethrin 50EC cho 27 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trước, trong, sau cơn bão số 3 và mưa lũ; cấp vật tư hóa chất đáp ứng công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh năm 2024; phân công đội thường trực phòng, chống bão trực 24/24h. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện ở cả 3 cấp, thực hiện giám sát thường xuyên tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Để chủ động thuốc phòng, chống dịch, tỉnh Thanh Hóa cũng đề xuất Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế cấp bổ sung cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa 500 lít hóa chất Permethrin 50EC; 20.000 viên sát khuẩn nước; 1.000kg Cloramin B để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường nước trong mùa mưa bão.

Nói về công tác phòng, chống, dịch sau lũ, ông Nguyễn Đình Tam - Phó Chủ tịch huyện Thạch Thành - cho biết: Thạch Thành là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, với gần 300 nhà dân ở 7 xã, thị trấn bị ngập nước. Ngay sau khi lũ rút, đoàn công tác của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với huyện để triển khai ngay công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Với phương châm “nước rút đến đâu, phải xử lý vệ sinh môi trường đến đó”, nên đến nay công tác phòng, chống dịch tại địa phương đã cơ bản hoàn tất, người dân cũng dần ổn định cuộc sống trở lại.

Mặc dù đến nay, các vùng bị ngập lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa phát hiện bệnh dịch sau lũ, nhưng Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... để tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Với phương châm “nước rút đến đâu, phải xử lý vệ sinh môi trường đến đó”, nên công tác phòng, chống dịch tại địa phương đã cơ bản hoàn tất, người dân cũng dần ổn định cuộc sống. Ảnh: Thanh Hào

Bên cạnh đó, người dân cũng cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Đến 4 giờ ngày 19/9 áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km, mạnh lên thành bão.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, tối 17/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành; các địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai có thể gây ra. Hiện các địa phương đang hướng dẫn người dân thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - cho biết: Thanh Hóa còn khoảng 25 nghìn ha lúa đã chín chưa được thu hoạch, sở yêu cầu các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ người dân khẩn trương thu hoạch phần diện tích lúa mùa trước khi áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

Thanh Hóa phòng chống dịch sau lũ và ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương giúp dân thu hoạch sớm để tránh áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Ảnh: TTV

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho thấy: Tính đến hết ngày 17/9, Thanh Hóa đã thu hoạch được hơn 70 nghìn ha lúa mùa, đạt trên 60% diện tích. Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, sở đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh thu hoạch lúa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm giảm thiểu thiệt hại trước nguy cơ mưa bão, ngập úng có thể tiếp tục xảy ra.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương vào sáng ngày 18/9, ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Toàn huyện có khoảng gần 1.000ha lúa, ngay từ trước khi có bão số 3, huyện đã hướng dẫn bà con, đồng thời huy động lực lượng giúp người dân thu hoạch sớm để tránh bão. Đến nay huyện đã thu hoạch được khoảng 90% diện tích lúa, còn lại 10%, huyện đang huy động các lực lượng cùng người dân trong ngày hôm nay và ngày mai (tức ngày 19, 20/9 - PV) sẽ xong toàn bộ diện tích lúa, trừ nhưng phần diện tích quá xanh không thể thu hoạch được”.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

An Giang:

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Trong danh mục các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư tại tỉnh An Giang mới được công bố, có đến 14 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sản xuất công nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đã di dời 206 hộ/577 khẩu sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Sóng biển kèm theo gió mạnh khiến cho bờ biển phía bắc TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xé toạc kéo dài hơn 200m, ăn sâu vào đến 7m.
Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Trưa nay (26/11), một cá thể voi đi lạc trên tuyến QL14E (đoạn xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) khiến nhiều người hiếu kỳ tập trung đến xem.
Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Sở Công Thương 2 tỉnh An Giang và Tuyên Quang đã triển khai thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực Công Thương giữa hai địa phương.
Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc là địa phương có tỷ lệ công nghiệp hóa lên tới 64%, lưu lượng công nghiệp lớn, đây là cơ hội để địa phương phát triển ngành dịch vụ logistics.
Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Tối 25/11, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 đã khai mạc tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động