Thanh Hóa: Nghị quyết của Đảng giúp hơn 800 hộ nghèo sinh sống trên sông được “đổi đời”

Bài 1: Hơn 812 hộ nghèo thoát kiếp "lênh đênh"

Từ một nghị quyết của Đảng, tại Thanh Hóa đã có 812 hộ nghèo sinh sống trên sông được hỗ trợ đất, xây nhà ở ổn định, được “đổi đời” lên bờ.
Vietcombank trao 10 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên Ưu tiên cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà

Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 10/10/2003 của Ban Thường vụ tỉnh ủy khóa XV về đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm bợ, dột nát và ổn định đồng bào sinh sống trên sông”, gần 20 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, làm tốt công tác an sinh xã hội.
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 812 nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông ở các huyện Hà Trung, Thường Xuân, Triệu Sơn, Hoằng Hóa. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm hộ dân sinh sống trên sông mong sớm được lên bờ.

Khát vọng lên bờ thoát kiếp lênh đênh sông nước

Theo số liệu của Văn phòng tỉnh ủy Thanh Hóa, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn 324 hộ đồng bào sinh sống trên sông cần được hỗ trợ về đất ở và kinh phí xây dựng nhà ở tại TP. Thanh Hóa và các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy.

Trong đó, có 308 hộ là đồng bào Công giáo, 53 hộ đã được cấp đất nhưng chưa có điều kiện làm nhà ở, 271 hộ chưa có cả đất ở và nhà ở. Đời sống của các hộ đồng bào sinh sống trên sông còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là các hộ nghèo, thu nhập thấp; cuộc sống trên sông không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ cao rủi do về tính mạng và tài sản.

Nằm nép mình dưới bến sông Chu, xóm thuyền chài thị trấn Thọ Xuân (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã thở phào nhẹ nhõm khi bão số 2 vừa đi qua. Ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1964), trú tại thị trấn Thọ Xuân đã gắn bó với cuộc sống sông nước từ bé. Gia đình ông sinh được 2 người con và cũng đang lay lắt sống qua ngày từ nguồn lợi tự nhiên nay có mai không.

Thanh Hóa: Hàng trăm hộ nghèo sinh sống trên sông được hỗ trợ đất, xây nhà ở ổn định
Gia đình ông Nguyễn Văn Thanh nhiều đời sinh sống trên sông nước, mong ước sớm được cấp đất định cư trên bờ

Trải qua nhiều đời gắn bó với cuộc sống trên sông túng thiếu, rủi do, ông Nguyễn Văn Thanh cất lời: “Cuộc sống bấp bênh lắm chú ạ. Hai vợ chồng phải dậy từ tờ mờ sáng đi thu lưới bát quái thả trên sông. Thả 50 chiếc mà có khi mấy ngày vẫn phải về tay không. Tôm, cá ngày một hiếm. Nguồn nước thì bị ô nhiễm và từ ngày có thủy điện thì cá lớn cũng không còn”.

“Hôm nào may lắm kiếm được mớ cá bán lấy mấy chục nghìn mua mớ rau, lạng thịt sống qua bữa. Gắn với sông nước nên mấy đứa con tôi không được học hành gì nhiều, đúng là thiệt thòi cho nó. Giờ chúng lại quẩn quanh trên vệt sông này biết khi nào thoát ra được cảnh cơ hàn. Thôi đời mình coi như đã an bài, mong sao các con, các cháu có thể lật sang trang mới, ổn định hơn” - ông Thanh ngán ngẩm.

Còn chị Nguyễn Thị Hiền cũng lớn lên trên mạn thuyền. Lấy chồng sống lay lắt trên sông, cô gái hơn 20 tuổi mà mặt đã dày đặc nết nhăn. Vừa phải trông cậu anh lớn chạy nhảy linh tinh vừa phải bế con nhỏ. Chỉ cần sơ xẩy một chút là ngã xuống dòng nước xiết. Người lớn còn khó thoát huống gì trẻ nhỏ.

Thanh Hóa: Hàng trăm hộ nghèo sinh sống trên sông được hỗ trợ đất, xây nhà ở ổn định
Gia đình nhỏ của chị Nguyễn Thị Hiền khát vọng được lên bờ

Chị Hiền ngước ánh mắt ra xa rồi cất lời: “Nhà 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào chồng đi đánh lưới trên sông và nuôi mấy con cá trắm lồng. Mấy năm nay, cá lồng nuôi chậm lớn, hoặc chết giữa chừng không rõ lý do khiến chúng tôi nản lắm”.

“Cũng may Nhà nước hỗ trợ con tôi mới được đi học, biết cái chữ. Mai mốt còn có thể đi học lấy cái nghề, thoát cảnh lênh đênh như bố mẹ nó cho đỡ khổ. Mấy hôm nay, thấy chính quyền địa phương thông báo sẽ thống kê đưa các hộ dân chài lên bờ, được hỗ trợ đất, làm nhà khiến ai cũng mừng. Vui lắm anh ạ, chẳng ngờ có ngày được thoát kiếp lắt lay, quay cuồng cùng con sóng” - chị Hiền phấn khởi.

Còn con trai của chị Hiền tên Nguyễn Tuấn Anh hiện đang học lớp 2 mong ước: “Cháu thích nhất là đi học vì ở đó có các bạn, có thầy cô và nhiều trò chơi. Chơi trên bờ thích nhất, không lo bị ngã xuống sông. Cháu sẽ cố gắng học tập để hôm sau đi làm kiếm tiền chứ không ở trên thuyền đâu”.

Các hộ nghèo trên sông sẽ sớm được bố trí đất ở, hỗ trợ xây nhà

Theo thống kê của UBND huyện Thọ Xuân, trên địa bàn huyện còn 81 hộ đang sinh sống trên sông có nhu cầu và đề nghị cấp đất ở tại 6 xã, thị trấn để các hộ có nơi cư trú ổn định. Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: Ban Thường vụ huyện ủy Thọ Xuân đã ban hành kế hoạch cấp đất ở và hỗ trợ xây nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông. Mục tiêu phấn đấu trong 2 năm (2022 - 2023), huyện sẽ hoàn thành việc giao đất ở và hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo sinh sống trên sông có đủ điều kiện để lên bờ định cư, ổn định cuộc sống.

Theo ông Hải, lộ trình của huyện đã đưa ra, trong quý 3/2022, huyện sẽ hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ làm nhà ở cho 33 hộ tại các xã Xuân Tín, Phú Xuân, thị trấn Thọ Xuân; quý 4/2022 hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ làm nhà ở cho 20 hộ tại xã Xuân Hồng, xã Phú Xuân, thị trấn Thọ Xuân; quý 2/2023 hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ làm nhà cho 28 hộ tại xã Xuân Lai, Xuân Thiên.

Thanh Hóa: Hàng trăm hộ nghèo sinh sống trên sông được hỗ trợ đất, xây nhà ở ổn định
Nhà thơ Phạm Thanh Phương tặng chuyện, thơ nhi đồng cho các cháu sống trên sông nước

Nói về kế hoạch dài hơi, đảm bảo cuộc sống cho các hộ sinh sống trên sông sau khi được bố trí đất, nhà ở, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân nhấn mạnh: “Sau khi bố trí được đất tái định cư cho các hộ, việc hỗ trợ làm nhà từ nguồn của tỉnh, chính quyền địa phương, xã hội hóa và nguồn tự có của các hộ dân. Bà con trong xóm thì hỗ trợ công, mỗi ngày giúp một tay.

Về lâu dài, chúng tôi đã thống kê, phân loại cụ thể số lượng người trong từng độ tuổi. Số lượng người trên 40 đa phần là chị em thì có thể đi bán cá, hoa quả tại các điểm chợ. Lao động trẻ thì đi làm công nhân trên địa bàn. Hiện Thọ Xuân đang có nhiều nhà máy may, da giày, sản xuất thủ công, đồ gia dụng… Chính quyền địa phương sẽ đấu mối, đào tạo nghề cho người dân có nhu cầu. Đối với các cháu trong độ tuổi đi học sẽ được miễn, giảm tiền học phí, các khoản khác”.

Để hỗ trợ cho 324 hộ nghèo sinh sống trên sông sớm lên bờ định cư ổn định, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa - ông Đỗ Trọng Hưng đã có kết luận và được Văn phòng tỉnh ủy Thanh Hóa ra Thông báo số 129-TB/VPTU ngày 18/4/2022: Chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí quỹ đất xây dựng khu tái định cư và giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; chỉ đạo các địa phương còn các hộ nghèo sinh sống trên sông tập trung cao cho công tác lãnh đạo chỉ đạo…

Chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, sẽ sớm đưa nốt 324 hộ nghèo đang sinh sống trên sông sớm lên bờ định cư ổn định, thoát nghèo bền vững.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động