Thanh Hóa: Kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương rà soát và kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài.
Thừa Thiên Huế: Xử lý nhà thầu chây ỳ, chậm tiến độ Nghệ An thu hồi 7 dự án chậm tiến độ

Hàng trăm dự án chậm tiến độ

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, thời gian qua, với tinh thần đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đều gia hạn thời gian hoàn thành cho các dự án chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn cố tình chây ì, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các dự án, vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, xây dựng.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh này hiện có 339 dự án không thực hiện hoặc thực hiện đầu tư dự án chậm tiến độ (chiếm 10,5% tổng số dự án được giao đất, cho thuê đất). Trong đó, có 18 dự án không triển khai thực hiện, không sử dụng đất trong thời hạn 12 tháng liên tục. Có 321 dự án chậm tiến độ đầu tư, trong đó có 154 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng vi phạm quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

Thanh Hóa: Kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài
Dự án nhà ở xã hội AMC I tọa lạc trên “đất vàng” tại ngã tư Quốc lộ 1A tránh TP. Thanh Hóa và Đại lộ Võ Nguyên Giáp chậm tiến độ nhiều năm nay.

Còn theo thống kê của UBND TP. Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có nhiều dự án chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Tại phường Quảng Thịnh, TP. Thanh Hoá hiện có 2 dự án có quyết định chấp thuận đầu tư từ năm 2019 và năm 2020, trong đó có 1 dự án đã có văn bản gia hạn 1 lần. Tuy nhiên đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thiện hồ sơ thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy hơn 1.200m2 đất được giao cho các doanh nghiệp để xây dựng tổ hợp thương mại và Khu dịch vụ tổng hợp vẫn đang để hoang.

Tại phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hoá, một dự án Trường mầm non được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2020 với diện tích 530m2 vẫn còn nằm trên giấy khi cả việc giải phóng mặt bằng và hoàn thiện thủ tục đầu tư vẫn chưa được thực hiện.

Theo lý giải của một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, các dự án chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân xuất phát từ phía chủ đầu tư. Một số nhà đầu tư khi xây dựng dự án có tính khả thi không cao, hoặc do năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý đầu tư dự án hạn chế, giữ đất để tìm kiếm liên kết hoặc chờ cơ hội để chuyển nhượng dự án... dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước như: Công tác phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn của một số sở, ngành, UBND cấp huyện đối với các nhà đầu tư có lúc có nơi trách nhiệm chưa cao, chưa kịp thời.

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ kéo dài

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, không chỉ ở TP. Thanh Hoá, tình trạng dự án chậm tiến độ còn diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này.

Sau khi UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rà soát và đề xuất lên UBND tỉnh đã thống nhất không gia hạn đối với 20 dự án mà nhà đầu tư không tích cực phối hợp để triển khai công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện hồ sơ, thủ tục của dự án; không còn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của địa phương; đã bị thu hồi để Nhà nước đầu tư thực hiện các dự án giao thông, diện tích còn lại không đảm bảo thực hiện dự án và nhà đầu tư không còn kế hoạch thực hiện. Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo xử lý đối với 6 dự án còn lại tại các huyện Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Hoằng Hoá và thị xã Nghi Sơn.

Thanh Hóa: Kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài
Tỉnh Thanh Hóa kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài.

Liên quan đến các dự án chậm tiến độ, tại phiên chất vấn diễn ra đợt tháng 7/2023, Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh đã đề xuất một số giải pháp cụ thể. Đối với các dự án chậm tiến độ đầu tư nhưng chưa quá 24 tháng, đó là:

Đôn đốc các chủ đầu tư tập trung tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, hoàn thành đưa dự án vào sử dụng. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, chủ đầu tư chủ động báo cáo, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết.

Đối với các dự án chậm tiến độ đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng, với những dự án chủ đầu tư có năng lực tài chính yếu hoặc mục tiêu, quy mô dự án không còn phù hợp thì hướng dẫn chủ đầu tư tự nguyện trả đất (theo Luật Đất đai) hoặc báo cáo chấm dứt dự án đầu tư (theo Luật Đầu tư) để tránh lãng phí nguồn lực của cả Nhà nước và chủ đầu tư.

Đôn đốc các chủ đầu tư chậm tiến độ và đã được gia hạn sử dụng đất khẩn trương tập trung tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đảm bảo thời gian. Yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện việc báo cáo định kỳ về tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ sử dụng đất. Trường hợp không hoàn thành dự án trong thời gian được gia hạn thì tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng yêu cầu: UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng nâng cao chất lượng tham mưu chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư dự án; đánh giá đúng năng lực nhà đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, tính khả thi trong triển khai dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Không chấp nhận nhà đầu tư năng lực tài chính, năng lực triển khai thực hiện dự án hạn chế, không đảm bảo nguồn vốn và năng lực để hoàn thành đầu tư dự án; có dấu hiệu đầu cơ giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời, không có ý định đầu tư.

Có thể thấy, tỉnh Thanh Hóa kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ, nhằm loại bỏ các nhà đầu tư ảo, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, qua đó làm lành mạnh môi trường đầu tư, tạo điều kiện để các nhà đầu tư có năng lực có đất để triển khai các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động