Thanh Hóa: Dự án Chăn nuôi công nghệ cao 5.000 tỷ đồng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện có tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng đang có nguy cơ chậm tiến độ vì vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Chăn nuôi heo theo mô hình kinh tế tuần hoàn thu tỷ suất lợi nhuận lên tới 60% Ngành chăn nuôi và triển vọng khởi sắc sau 3 năm dịch bệnh

Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 tại các xã Nguyệt Ấn, Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 400 lao động địa phương, nộp ngân sách Nhà Nước hàng tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc trong việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và các hộ dân.

Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Ngày 4/5/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1442/QĐ-UBND và số 1443/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 tại các xã Nguyệt Ấn, Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc cho Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 để chăn nuôi lợn và sản xuất lợn giống.

Thanh Hóa: Dự án Chăn nuôi công nghệ cao 5.000 tỷ đồng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3 tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo việc làm cho khoảng 400 lao động

Theo đó, Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 có quy mô diện tích đất khoảng 97,04 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng với công suất dự kiến 5000 lợn nái và 35.000 lợn thịt. Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 3 có quy mô diện tích đất khoảng 104,5 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng với công suất dự kiến 5000 lợn nái và 35.000 lợn thịt.

Sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương và điều chỉnh chủ trương 2 dự án trên, nhà đầu tư đã tập trung nguồn lực, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai dự án và đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 với những chuỗi ngày dài thực hiện giãn cách xã hội khiến Tập đoàn Xuân Thiện cùng các công ty thành viên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các bước của dự án, cũng như việc gặp gỡ, thỏa thuận với các hộ dân thuộc diện được đền bù giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Ngô Tôn Quyền - Trưởng ban giải phóng mặt bằng của Dự án cho biết: “Đến nay, đa số người dân bị ảnh hưởng của 02 dự án đã nhất trí với các phương án và đơn giá đền bù. Tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng của dự án đã đạt khoảng 91%. Hiện còn một số hộ dân chưa nhận tiền đền bù, bởi họ đòi hỏi về giá trị đền bù giải phóng mặt bằng rất cao, vượt khung quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa khiến chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn”.

Theo ông Quyền, trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng vì doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Trong khi quy mô diện tích đất thực hiện dự án lớn, thời gian thỏa thuận kéo dài. Đối với phần diện tích nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng của các hộ dân, nhằm tránh tình trạng người dân lấn chiếm, xâm canh, đòi thêm tiền đền bù... chúng tôi buộc phải tiến hành việc bóc phong hóa, cắm mốc san gạt một số diện tích nhằm tạo ranh giới cho dự án với phần diện tích của người dân.

Thanh Hóa: Dự án Chăn nuôi công nghệ cao 5.000 tỷ đồng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Dây truyền của dự án chăn nuôi công nghệ cao

Liên quan đến việc triển khai Dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và 3, một lãnh đạo UBND huyện Ngọc lặc cho biết: Đây là dự án mà doanh nghiệp phải thỏa thuận với người dân, nên người dân cũng có đòi hỏi của họ mà doanh nghiệp cũng đặt ra yêu cầu của doanh nghiệp. Về phía huyện Ngọc Lặc cũng tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành để giúp nhà đầu tư triển khai dự án như: thành lập Hội đồng tư vấn, đi khảo sát, tính giá đất, tài sản trên đất, rồi đưa ra mức giá theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức giá để thỏa thuận với các hộ dân.

Tháo gỡ khó khăn để sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao sớm xuất khẩu

Do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nên đến nay thời gian hoàn thành thuê đất đã hết hạn. Mới đây, Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 đã có hồ sơ gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ thuê đất.

Ông Ngô Tôn Quyền - Trưởng ban giải phóng mặt bằng của Dự án mong muốn: “Để tháo gỡ những khó khăn cho chủ đầu tư triển khai dự án, trong văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi cũng kiến nghị UBND tỉnh quan tâm cho triển khai dự án theo giai đoạn. Tức là sẽ khiển khai giai đoạn 1 đối với phần diện tích đã được giải phóng xong rồi, còn phần diện tích đất chưa giải phóng đền bù cho dân thì sẽ chuyển sang giai đoạn 2 để tiếp tục triển khai”.

Thanh Hóa: Dự án Chăn nuôi công nghệ cao 5.000 tỷ đồng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Dự án chuỗi tổ hợp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và chế biến nông sản của Tập đoàn Xuân Thiện hướng tới xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ra các thị trường quốc tế.

Ngày 31/3 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, lắng nghe tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại đây Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn khẳng định: Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh, của ngành đã rõ hoặc những vấn đề không phù hợp với quy định của pháp luật thì giải quyết, trả lời ngay; đối với những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, cần phải thảo luận, xin ý kiến tham gia của các ngành, địa phương liên quan thì phải tập trung nghiên cứu giải quyết và có văn bản trả lời doanh nghiệp trước ngày 5/4, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện; đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương hoặc pháp luật chưa quy định, thì chủ động có văn bản hoặc tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản báo cáo, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết.

Được biết, Tổ hợp chuỗi dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Tập đoàn Xuân Thiện tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ pháp lý để có thể khởi công sớm các dự án theo đúng tiến độ. Theo dự kiến, trong tháng 4/2023, Tập đoàn Xuân Thiện sẽ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây xuất khẩu với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, khiến dự án có nguy cơ bị chậm tiến độ, gây nhiều hệ lụy phức tạp.

Để Dự án chuỗi tổ hợp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến nông sản của Tập đoàn Xuân Thiện đi vào hoạt động đúng tiến độ, đưa ra các sản phẩm có chất lượng và hướng tới xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ra các thị trường quốc tế, rất cần sự quan tâm, vào cuộc hơn nữa của các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động