Thứ tư 14/05/2025 12:41

Thanh Hóa: Cấm xuất cảnh và “bêu tên” nhiều chủ doanh nghiệp chây ì nộp thuế

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 chủ doanh nghiệp do chây ì nộp thuế, “bêu tên” 767 doanh nghiệp nợ gần 650 tỷ tiền thuế.

Ngày 11/10, thông tin từ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã ban hành liên tiếp 5 thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 chủ doanh nghiệp do chây ì nộp thuế. Ngoài ra, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa còn “bêu tên” 767 doanh nghiệp đang nợ gần 650 tỷ tiền thuế.

Theo đó, những người bị Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa thông báo tạm hoãn xuất cảnh gồm: bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn; bà Đỗ Thị Hồng là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ Phần Bắc Trung Nam; ông Phạm Ngọc Sinh Giám đốc Công ty TNHH vận tải biển Sao Mai; ông Ngô Hải An Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng số 5...

Cục thuế tỉnh Thanh Hóa "bêu tên" hàng trăm doanh nghiệp nợ đọng thuế

Để triển khai công tác thu thuế, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp tuyên truyền, đáng chú ý, cơ quan chức năng tỉnh này đã “bêu tên” 767 doanh nghiệp chây ì nộp thuế với tổng số nợ gần 650 tỷ đồng.

Thống kê của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa cho thấy, các doanh nghiệp thuộc quản lý của Văn phòng Cục Thuế Thanh Hóa có 183 trường hợp, thuộc Chi cục Thuế Đông Sơn – TP. Thanh Hóa là 172 trường hợp, thuộc Chi cục Thuế thị xã Nghi Sơn là 57 trường hợp. Đối với các doanh nghiệp này Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 30/9/2023, đã thu ngân sách 17.637,6 tỷ đồng, đạt 80,8% dự toán, giảm 28,3% so cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 46,4% dự toán, giảm10,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,9% dự toán, tăng 11,0%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 62,5% dự toán, tăng 9,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 48,5% dự toán, giảm 31,4%; thuế bảo vệ môi trường đạt 29,5% dự toán, giảm 48,0%; thu tiền sử dụng đất đạt 46,2% dự toán, giảm 59,7% so cùng kỳ.

Được biết, do hệ lụy từ đại dịch Covid-19, cộng với ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine khiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và doanh nghiệp trên cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm lao động, ngừng tăng ca; đáng chú ý có những doanh nghiệp phải đóng cửa, thậm chí phá sản.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An