Thứ sáu 25/04/2025 20:27

Thanh Hóa: Báo Công Thương phản ánh Nhà máy giày san lấp trái phép là đúng sự thật

Huyện Thường Xuân khẳng định, Dự án Nhà máy Giày Thường Xuân san lấp trái phép mà Báo Công Thương phản ánh là đúng sự thật. Huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Ngày 26/4, UBND huyện Thường Xuân đã có Văn bản số 1177/UBND-TNMT báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: “Về việc kiểm tra, xử lý thông tin Báo Công Thương phản ánh”. Theo đó, UBND huyện Thường Xuân khẳng định: Việc Công ty TNHH Giày Thường Xuân san gạt, san lấp mặt bằng đối với Dự án Nhà máy Giày Thường Xuân tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân khi chưa có Quyết định giao đất theo thông tin Báo Công Thương phản ánh là đúng sự thật. UBND huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm và tiếp tục tăng cường công tác quản lý về đất đai, về các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn.

UBND huyện Thường Xuân khẳng định Báo Công Thương phản ánh Nhà máy giày Thường Xuân san lấp trái phép là đúng sự thật và xin nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Trước đó, Báo Công Thương có bài viết: “Thanh Hóa: Nhà máy giày san lấp trái phép hàng nghìn m2, chính quyền huyện ở đâu?”.

Nội dung bài báo phản ánh: Dù chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định cho thuê đất, quyết định bàn giao đất theo quy định, thế nhưng chủ đầu tư là Nhà máy giày Thường Xuân, tại xã Xuân Dương đã ngang nhiên cho san lấp trái phép hàng nghìn m2 đất. Điều đáng nói là vụ việc đã diễn ra nhiều tháng nay, nhưng UBND huyện Thường Xuân không hề có văn bản xử lý những sai phạm?.

Dự án Nhà máy giày Thường Xuân có địa chỉ tại xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại quyết định số 1532/QĐ-UBND ngày 6/6/2022.

Chủ đầu tư dự án được giao cho Công ty TNHH giày Thường Xuân, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư 16 tỷ đồng (chiếm 20%); vốn vay ngân hàng thương mại 65 tỷ (chiếm 80%). Ngày 19/8/2022, dự án Nhà máy giày Thường Xuân cũng đã được UBND huyện Thường Xuân phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.

Mặc dù chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất, quyết định bàn giao đất cũng như đánh giá tác động môi trường, thế nhưng chủ đầu tư đã ngang nhiên tiến hành huy động máy móc, xe cộ tiến hành san lấp cả nghìn m2 mặt bằng, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước việc san lấp trái phép của chủ đầu tư, ngày 16/11/2022, Đoàn kiểm tra của UBND xã Xuân Dương đã tiến hành kiểm tra thực địa và xác định: Hiện trạng khu đất đang thực hiện san lấp, Công ty đang đổ đất san nền, trên hiện trường có 1 máy múc, 1 máy ủi, 2 xe ô tô tải. Đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp dừng ngay việc san lấp để chờ hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án.

Nhà máy giày Thường Xuân ngang nhiên san lấp trái phép hàng nghìn m2 đất.

Cũng ngay trong ngày 16/11, UBND xã Xuân Dương đã có văn bản số 162/BC-UBND gửi UBND huyện Thường Xuân, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Xuân để báo cáo và chờ ý kiến chỉ đạo vì quá thẩm quyền xử lý của xã.

Báo cáo của UBND xã Xuân Dương nêu rõ: “UBND xã đã lập biên bản kiểm tra hiện trạng và biên bản vi phạm hành chính về việc Công ty chưa hoàn thành thủ tục thuê đất với UBND tỉnh mà đã tiến hành san lấp và yêu cầu phía Công ty tạm dừng việc san lấp chờ hoàn tất các thủ tục hành chính theo quy định. Vậy UBND xã báo cáo UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn có liên quan về việc san lấp mặt bằng của Công ty giày Thường Xuân tại thôn Thống Nhất 3 và xin ý kiến chỉ đạo, để UBND xã thực hiện đúng quy định của pháp luật”.

Sau khi Báo Công Thương phản ánh bài viết này, ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 928/STTTT-TTBCXB về việc xác minh Báo Công Thương phản ánh.

Cụ thể, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đề nghị UBND huyện Thường Xuân phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Báo Công thương, đồng thời gửi cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 25/4/2023 để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông

Bộ Công an: Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Công an thông tin về 84 nhãn trong vụ sữa giả: Đã xác định 12 nhãn là hàng giả

Cưỡng chế thuế một công ty thủy điện tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế Dầu khí Nam Sông Hậu tại Vĩnh Long

Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm rửa tiền, đánh bạc liên quan nhà cái 'xxx88'

Phú Thọ: Triệt phá đường dây buôn ma tuý xuyên quốc gia