Thận trọng "đón" vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép

Trong khi ngành thép Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn ở cả thị trường trong nước và trị trường xuất khẩu thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, đang tìm mua lại các nhà máy sản xuất thép thua lỗ tại Việt Nam, thậm chí, có ý định đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất tại Việt Nam khiến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước diễn biến này, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - đã có những cảnh báo sớm rất đáng quan tâm.
Thận trọng
Cần thận trọng trong thu hút đầu tư vào ngành thép

Ngành thép Việt Nam mới đạt 67% năng lực sản xuất vì áp lực nhập khẩu

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng trong các năm 2015 và 2016, ngành thép Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng khá cao tới trên 20%/năm, tuy nhiên, ngành thép mới chỉ hoạt động đạt khoảng 67% năng lực sản xuất hiện có.

Cụ thể trong năm 2016, sản xuất phôi thép đạt 7,8 triệu tấn, tương đương 62% công suất thiết kế toàn ngành là 12 triệu tấn; sản phẩm cuối cùng của tất cả các loại thép đạt 17,7 triệu tấn, bằng 67% công suất thiết kế là 26,4 triệu tấn; hay thép xây dựng, sản xuất được 8,6 triệu tấn, bằng 67,7% công suất thiết kế là 12,7 triệu tấn...

Tuy nhiên, theo ông Dũng, tình hình hoạt động của ngành thép Việt Nam trong quý I/2017 có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, 3 tháng qua, cả nước sản xuất được trên 4,637 triệu tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ và tiêu thụ thép đạt trên 3,761 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2016.

"Mặc dù có bước tăng trưởng trong quý I/2017, song tăng trưởng tiêu thụ thép chỉ đạt 6,7% trong khi ngành thép đặt kỳ vọng tăng trưởng chỉ tiêu này là 12% cho năm nay" - ông Dũng nói và cho biết, cùng với sự phục hồi trở lại của ngành xây dựng và thị trường bất động sản, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đã tăng lên, tuy nhiên, lý do ngành thép chỉ vận hành đạt 67% công suất hiện có là do áp lực cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại nhập khẩu vào nước ta.

Theo đó, tính đến ngày 15/3/2017, lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đã đạt 3,56 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13% về lượng nhưng lại tăng tới 64% về giá trị kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu sản phẩm tôn thép mạ mầu đạt 84.748 tấn, tăng 40%; thép thanh que hình đạt 141.009 tấn, tăng 113%; thép cán nguội là 159.381 tấn, tăng tới 158%... Ngoài ra, nhập khẩu ống thép hàn, dây thép, thép mạ loại khác, thép không gỉ... cũng tăng rất cao.

"Nếu giảm lượng nhập khẩu thì mới hy vọng tăng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước" - ông Dũng nói.

Cảnh báo sớm các nhà đầu tư

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay nhiều doanh nghiệp thép nội địa đang có kế hoạch đầu tư mở rộng, đặc biệt, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam.

Qua phân tích năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu thép trong nước, ông Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, việc các doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, ông Dũng cũng cảnh báo, chỉ nên đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được, như: phôi thép hoặc sản phẩm thép dẹt cán nóng... để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm cuối, như: tôn mạ, thép xây dựng,... thì các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trước khi đầu tư.

Trước thông tin một số doanh nghiệp của Trung Quốc đang có ý định đầu tư xây dựng nhà máy thép không gỉ công suất lên tới 300 nghìn tấn/năm tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nhu cầu thép không gỉ của Việt Nam là khoảng 200 nghìn tấn/năm trong khi năng lực hiện có của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã lên đến trên 300 nghìn tấn/năm nhưng hiện mới chỉ khai thác được từ 35-70% công suất thiết kế. Ngoài ra, hàng năm, nước ta nhập khẩu trung bình khoảng 60 nghìn tấn thép không gỉ.

"Như vậy, nếu có thêm nhà máy thép không gỉ công suất 300 nghìn tấn/năm thì sản lượng đầu ra sẽ lên đến trên 600 nghìn tấn /năm, gấp 3 lần nhu cầu" - ông Dũng phân tích và cảnh báo, sẽ tạo ra thế cạnh tranh không cần thiết cho thị trường thép Việt Nam.

Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng cho biết, Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần có ý kiến góp ý vào Quy hoạch ngành thép Việt Nam, trong đó khẳng định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành thép Việt Nam trong thời gian đầu để tăng năng lực sản xuất, tiếp cận công nghệ mới; hiện đại hóa công tác quản trị kinh doanh, thị trường...

Tuy nhiên trong 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước đã phát triển rất mạnh và đến nay, họ hoàn toàn có đủ khả năng đầu tư ở mọi quy mô và công nghệ và hoạt động có hiệu quả trong ngành thép.

"Thời điểm này, không nên ưu tiêu thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI vào ngành thép mà nên ưu tiên cho các nhà sản xuất trong nước" - ông Dũng nêu quan điểm. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu vẫn thu hút đầu tư FDI vào ngành thép thì không nên đầu tư 100% vốn nước ngoài mà phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước.

Nêu lý do cho quan điểm này, ông Dũng phân tích, thứ nhất, các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng đầu tư; thứ hai, thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, nên chúng ta phải giữ được vai trò chủ đạo, tự chủ đối với ngành này.

"Nếu không làm được điều đó thì ngành thép Việt Nam sẽ chỉ là ngành gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài" - ông Dũng nhấn mạnh và cảnh báo, không ngoại trừ khả năng việc một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy để sản xuất ở thép Việt Nam với hai mục tiêu đó là tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam, đồng thời tránh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác.

"Luôn tiềm ẩn khả năng các quốc gia khác mượn thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm của họ sang các nước khác, vì vậy, cảnh báo này là không thừa" - ông Hồ Nghĩa Dũng kết luận.

Lưu ý UBND tỉnh Đồng Nai trong việc thu hút đầu tư các dự án thép không gỉ tại địa phương này trong giai đoạn đến năm 2020, ngày 19/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 3244/BKHĐT-KTCN nêu rõ: Với những phân tích như trên thì việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực thép không gỉ cán nguội sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, giảm hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước và xuất khẩu.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này.
Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia.
Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Chương trình kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp Hải Phòng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và linh kiện.
Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Theo Cục Thống kê tỉnh Cà Mau về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 04 địa phương trên cả nước.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp miền Trung và phía Nam.
Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng vào cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu.
Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động