Những yếu tố tác động
Ngoại trừ Indonesia, các quốc gia đều không đủ quy mô để duy trì đầy đủ ngành công nghiệp hỗ trợ nền kinh tế hiện đại. Thậm chí, với nhiều quốc gia trong khu vực, cải thiện năng suất thông qua chuyên môn hóa là một con đường hiệu quả để tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Thái Lan đã phát triển thành trung tâm sản xuất ôtô. Singapore là trung tâm của các dịch vụ tài chính và vận chuyển hàng hóa. Philippines đã thúc đẩy lợi thế so sánh trong hoạt động gia công quy trình kinh doanh. Malaysia đã phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Và, Việt Nam đã tạo ra các cụm công nghiệp sản xuất dệt may và sản xuất điện thoại di động. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN, đi đầu trong làn sóng toàn cầu hóa ban đầu, đã thu hút một lượng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) định hướng xuất khẩu. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng vốn FDI vào các nước ASEAN đã đạt 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020 - tương đương 95% tổng GDP của 10 quốc gia thành viên.
ASEAN chú trọng việc bảo vệ hệ thống thương mại đa phương nội khối |
Trong khi đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động đến khu vực theo hai cách trái ngược nhau. Thứ nhất, sự tăng trưởng của Trung Quốc là một nguồn cung cấp các sản phẩm cho ASEAN. Thứ hai, tăng trưởng của Trung Quốc có thể cản trở hơn là thúc đẩy hoạt động kinh tế của Đông Nam Á. Ví dụ, so sánh GDP của Trung Quốc vào năm 1994, khi đó bằng tổng GDP của các quốc gia thành viên ASEAN. Đến nay, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn 5 lần ASEAN. Về sự tăng trưởng của ngành sản xuất giá trị gia tăng: Thị phần toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ chỉ 6% vào năm 2001 - khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - lên 28% vào năm 2020. Ngược lại, thị phần giá trị gia tăng ngành sản xuất của ASEAN vào năm 2020 chỉ là 4,4%. 20 năm trước đó, thị phần của khối là 2,5%.
Thực tế, Trung Quốc đã cực kỳ thành công trong việc thu hút FDI định hướng xuất khẩu. Một số yếu tố hấp dẫn FDI của Trung Quốc có thể kể đến là: Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng và tiên tiến. Tiếp cận thị trường nội địa có thể là một động lực quan trọng. Lực lượng lao động công nghiệp có kỹ năng tương đối cao. Việc định giá tiền tệ thấp vẫn được duy trì trong khi các ngành công nghiệp của quốc gia đạt được quy mô đủ để cạnh tranh. Cuối cùng, trợ cấp của chính phủ giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh.
Trong khi xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc đã tăng lên, xu hướng nhập khẩu cận biên của Trung Quốc từ ASEAN vẫn rất thấp. Năm 2011, các thành viên ASEAN đã xuất khẩu 140 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, con số đã tăng lên 218 tỷ USD vào năm 2020 - tăng 78 tỷ USD. Trong cùng khung thời gian, nền kinh tế Trung Quốc tăng gần gấp đôi từ 7,5 nghìn tỷ USD lên 14,7 nghìn tỷ USD - tăng trưởng 7,2 nghìn tỷ USD. Do đó, mỗi 100 USD tăng trưởng của Trung Quốc chỉ tạo ra 1 USD tăng trưởng xuất khẩu từ Đông Nam Á. Ngược lại, năm 2011 các thành viên ASEAN nhập khẩu 155 tỷ USD từ Trung Quốc. Trong 10 năm tiếp theo, con số này đã tăng lên 300 tỷ USD - tức là mức tăng trưởng 94% trị giá 145 tỷ USD. Trong thời gian đó, tổng GDP của các quốc gia thành viên ASEAN đã tăng 700 tỷ USD. Do đó, cứ 100 USD tăng trưởng GDP của ASEAN đi kèm với 20 USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Xu hướng nhập khẩu cận biên từ Trung Quốc cao hơn 20 lần so với xu hướng nhập khẩu cận biên của Trung Quốc từ ASEAN.
Hệ quả rõ ràng của sự bất cân xứng này là thâm hụt thương mại của ASEAN với Trung Quốc ngày càng gia tăng, vốn đã tăng từ 15 tỷ USD năm 2011 lên 82 tỷ USD vào năm 2020. Do mức tăng gấp 5 lần, thâm hụt song phương của ASEAN với Trung Quốc lên tới 2,7% GDP. Ngược lại, thương mại nội khối ASEAN đã giảm, từ 582 tỷ USD năm 2011 xuống còn 567 tỷ USD vào năm 2020 - tức là đã giảm 3%. Do đó, thương mại nội khối ASEAN chỉ lớn hơn một chút so với thương mại với Trung Quốc, vốn chiếm 19,4% tổng kim ngạch thương mại. Hơn nữa, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng gấp đôi từ năm 2011 đến năm 2020, tăng hơn 100 tỷ USD. Điều này thể hiện cả mức tăng trưởng về trị giá và tỷ lệ phần trăm lớn hơn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Kết luận từ thực tế
4 kết luận có thể được rút ra từ phân tích trên.
Thứ nhất, câu chuyện cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh là một lợi ích cho tăng trưởng Đông Nam Á ngày càng sai lệch. Sự tăng trưởng ở thị trường nội địa của Trung Quốc đã không dẫn đến sự gia tăng lớn trong xuất khẩu sang Trung Quốc vì xu hướng cận biên của Trung Quốc đối với nhập khẩu từ ASEAN quá thấp.
Thứ hai, bất chấp khoảng cách địa lý, Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu của ASEAN. Từ năm 2011 đến năm 2020, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ đã tăng từ 8,5% lên 15%. Những con số này trái ngược với quan điểm phổ biến rằng tầm quan trọng của Mỹ đang suy yếu trong khu vực.
Thứ ba, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã tác động đến các mô hình thương mại trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Từ năm 2011 đến năm 2020, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc trong ASEAN đã tăng từ 13% lên 23%. Điều này phần lớn đại diện cho việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa tư liệu sản xuất và linh kiện đi vào lắp ráp các sản phẩm để xuất khẩu ra khỏi ASEAN.
Cuối cùng, sự phụ thuộc vào nhập khẩu là một phần trong các cuộc đấu tranh của ASEAN để phát triển mức độ hội nhập dọc và liên kết cao trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã chuyển các ngành có giá trị gia tăng thấp hơn như sản xuất giày dép và may mặc sang Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Nhưng vẫn còn mức độ phụ thuộc lớn của nhập khẩu vào các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất thiết yếu cho các ngành công nghiệp. Kết hợp lại, nền kinh tế của ASEAN đủ lớn để hỗ trợ quy mô cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực hóa dầu và các ngành công nghiệp khác cần thiết cho đầu vào.Các dòng chảy thương mại trong những thập kỷ qua cho thấy các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á có tác động không cân xứng. Hàng hóa có xu hướng chảy về phía Nam và thu nhập chảy về phía Bắc. Thương mại nội khối ASEAN mở rộng hơn có thể thay đổi động lực này. |