Thứ ba 05/11/2024 16:28

Thái Nguyên đứng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc về Chỉ số đổi mới sáng tạo

Thái Nguyên là địa phương đứng đầu các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc và đứng thứ 10 cả nước về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 (viết tắt là PII - Provincial Innovation Index).

Bộ Chỉ số PII năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, sau một năm đã cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Theo đó, 10 tỉnh, thành phố có số điểm dẫn đầu đều là những địa phương có công nghiệp phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Hà Nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62.86 điểm, xếp hạng 1, dẫn đầu 14 chỉ số trong 52 chỉ số thành phần. Tiếp đến, TP. Hồ Chí Minh (hạng 2), Hải Phòng (hạng 3), Đà Nẵng (hạng 4), Cần Thơ (hạng 5), Bắc Ninh (hạng 6), Bà Rịa - Vũng Tàu (hạng 7), Bình Dương (hạng 8), Quảng Ninh (hạng 9) và Thái Nguyên (hạng 10).

Về khía cạnh vùng, Thái Nguyên (47.75 điểm, xếp hạng 10) là địa phương dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tiếp sau đó là Bắc Giang (46.51 điểm, hạng 11) và Phú Thọ (41.29 điểm, hạng 20).

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thái Nguyên xếp hạng cao ở nhiều chỉ số với điểm tuyệt đối 100 như: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp, trình độ phát triển doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp của nước ngoài và giá trị xuất khẩu. Một số khía cạnh được đánh giá mạnh như tỷ lệ chi đào tạo lao động trong tổng chi của doanh nghiệp, nhân lực nghiên cứu và phát triển (toàn thời gian)…

Bắc Giang dẫn đầu ở tính tác động cùng chỉ số cao về thể chế và cơ sở hạ tầng. Trong khi Phú Thọ có tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ở mức khá, nổi trội ở một số trụ cột về con người và nghiên cứu phát triển, thị trường doanh nghiệp.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã