Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố xác lập vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

Ngày 23/8, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố xác lập vị trí, ranh giới và vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.
Bổ nhiệm Đại tá Trần Xuân Ánh giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Thái Bình: Xúc tiến hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Trung Quốc

Hội nghị dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường UBND tỉnh Thái Bình

Trước đó, ngày 20/8/2024, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1357/QĐ-UBND về việc xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Theo đó, khu bảo tồn có tên gọi: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và được phân hạng là Khu dự trữ thiên nhiên trong hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam; Cấp quản lý sẽ là UBND tỉnh.

Quyết định số 1357/QĐ-UBND cũng nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích. Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có vị trí nằm ở vùng ngoài đê số 5, số 6 của huyện Tiền Hải; phía Bắc giáp với vùng cửa Trà Lý và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Nam giáp cửa Ba Lạt và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ; phía Tây giáp với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, khu lấn biển và khu quy hoạch phố biển Đồng Châu; phía Đông giáp với biển Đông.

Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố xác lập vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN

Cùng với đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định bằng 33 điểm tọa độ từ P1 đến P33 với tổng diện tích là: 12.500 ha, trong đó gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 2.726 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 9.774 ha (Chi tiết tại bản đồ kèm theo).

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biên Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thúy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - vặn hóa - xã hội theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững; bảo đảm tính kết nối với các sinh cảnh liên kết. Trong đó, mục tiêu cụ thể: Bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường sống các loài chim nước di cư, trú đông…

Đồng thời, sử dụng và phát triển bền vững dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ phát triên kinh tế - văn hóa - xã hội, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình; Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái ở vùng đất ngập nước ven biển, bảo vỗi kồi tường và sự phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ ánh hưởng biến

Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình cũng nêu rõ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có chức năng, nhiệm vụ chính gồm: Bảo đảm môi trường sống cho các loài sinh vật trong khu vực và sử dụng khôn khéo các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại địa phương; Tăng cường tính kết nối với các sinh cảnh liên kết trong khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong vùng; Phục hồi và phát triển các quần thể thuỷ sản có giá trị kinh tế, gia tăng trữ lượng và khả năng khai thác; Gia tăng lợi ích thu được từ các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước của khu dự trữ thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải đối với người dân địa phương; Duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng biến đổi khí hậu; Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và thiên nhiên; phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học; quan trắc và bảo tồn các loài chim di cư trú đông…

Liên quan đến quá trình xác lập vị trí và ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, thông tin với TTXVN, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, ngày 26/9/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND phê duyệt Đề án và xác lập khu rừng đặc dụng có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Việc xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo đúng các Quy hoạch đã được phê duyệt như Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Khu Kinh tế Thái Bình…

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện các trình tự, thủ tục đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải”. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng hồ sơ nhiệm vụ nêu trên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn. Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải” (Hội đồng thẩm định có sự tham gia của thành viên đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và lấy ý kiến chuyên gia.

Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, quan điểm xuyên suốt, thống nhất của tỉnh Thái Bình trong thực hiện các mục tiêu phát triển là kết hợp hài hòa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tỉnh cam kết thực hiện đúng quy định các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường cũng như các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thái Bình xác định mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải, bảo tồn loài - sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững; bảo đảm tính kết nối với các sinh cảnh liên kết. Việc phát triển kinh tế biển, tạo không gian kinh tế mới hướng biển bảo đảm thực hiện theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg, ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1486/QĐ-TTg, ngày 28/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1:

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Ở cù lao Ốc, câu chuyện về thầy Đặng Văn Bửu như một "ngọn lửa" của khát khao cống hiến và truyền đi tình yêu, sự yêu thương vô bờ dành cho học trò vùng khó.
Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024.
Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 tỉnh Bắc Ninh diễn ra sáng 16/11 tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, quản lý chợ.
Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Ngày 16/11, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức “Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo cấp khu vực miền Trung năm 2024” tại Đà Nẵng.
Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Sáng ngày 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Trong tuần này (từ 11/11 - 15/11), các tỉnh Cà Mau, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Thời gian qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Lạng Sơn luôn được quan tâm chú trọng chỉ đạo.
Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Khu điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện đa khoa Quảng Nam có tổng mức đầu tư gần 166 tỷ đồng nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động do thiếu trang thiết bị y tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động