Thêm kênh phân phối cho sản phẩm OCOP Thái Bình Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam |
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thời gian qua đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, ngành đến các chủ thể, tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng tốt.
OCOP từ chỗ là một cái tên xa lạ, đến nay đã trở thành quen thuộc đối với người sản xuất, người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chế biến đã trở thành mặt hàng tin dùng, không thể thiếu của các bà nội trợ mỗi khi mua sắm.
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia chương trình OCOP bằng những giải pháp cụ thể như: định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…
Đoàn kiểm tra, đánh giá sản phẩm OCOP cà gai leo tại huyện Quỳnh Phụ |
Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, các quy định an toàn thực phẩm và môi trường. Năm 2021, tuy tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng tỉnh vẫn đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy phát triển chương trình OCOP.
Để khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới phối hợp với các địa phương khảo sát những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế.
Từ đó xây dựng kế hoạch để các địa phương đồng hành cùng chủ thể phát triển sản xuất theo chuẩn OCOP và bổ sung, hoàn thiện những tiêu chí còn thiếu so với bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các chủ thể xây dựng hoàn thiện bao bì, nhãn mác, các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP…
Theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm, Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP, trong đó, 32 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm đạt 3 sao. Cụ thể: năm 2020 có 17 sản phẩm đạt 4 sao; năm 2021 có 15 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm đạt 3 sao. Đầu năm 2022, các địa phương đã đăng ký 42 sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Bình lần lượt được gắn lên kệ tại các khu, điểm du lịch |
Thời gian qua, hoạt động kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch đã góp phần đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh; khuyến khích các cơ sở OCOP tích cực đầu tư, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, từ đó nâng cao số lượng, giá trị sản phẩm tiêu thụ và thu nhập của người dân. Các gian hàng trưng bày tại các khu, điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm; du khách đã có nhiều sự lựa chọn với các sản phẩm có mẫu mã đẹp; sản phẩm OCOP đã giải bài toán về quà tặng du lịch mang tính đặc trưng của địa phương, làm phong phú thêm chương trình du lịch, góp phần tích cực vào công tác phát triển du lịch của tỉnh.
Hoạt động kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn, đã góp phần đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh. Qua đó, khuyến khích các cơ sở OCOP tích cực đầu tư, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, từ đó nâng cao số lượng, giá trị sản phẩm tiêu thụ và thu nhập của người dân.
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển du lịch, đại diện UBND tỉnh Thái Bình đã đề nghị các cấp, ngành, đơn vị cần đẩy mạnh việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử nhằm tăng cường kết nối cung cầu; các cơ sở sản xuất OCOP trong tỉnh cần tích cực hơn trong việc kết nối, vận chuyển sản phẩm trưng bày tại các khu, điểm du lịch.
Là chủ hộ kinh doanh tạp hóa tại điểm du lịch biển Cồn Vành (huyện Tiền Hải), chị Nguyễn Thị Thắm cho biết: “Cửa hàng mình bán rất nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Bình như bánh cáy Thiên Đức, kẹo lạc Trường Thuận, bánh đa Quỳnh Côi, mắm cáy Hồng Tiến, tỏi đen Trường An… Khách du lịch cũng mua rất nhiều sản phẩm này về làm quà và mình cũng rất vui khi quảng bá được một phần sản phẩm OCOP của tỉnh mình đến khách du lịch”.
Tỉnh Thái Bình khuyến khích phát triển các điểm du lịch sinh thái cộng đồng, hỗ trợ các hộ làm du lịch cộng đồng; phát triển và quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn, trải nghiệm đời sống cùng người dân địa phương trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của từng vùng, từng nghề truyền thống; đẩy mạnh việc phát triển các làng nghề truyền thống gắn với các tour du lịch cộng đồng theo chuyên đề.
Với định hướng kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, sản phẩm OCOP sẽ làm phong phú và tăng tính độc đáo hơn cho hoạt động du lịch, ngược lại du lịch góp phần quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và nâng cao giá trị sản phẩm, các ngành, địa phương đang tập trung đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các hoạt động chuyên đề về chương trình OCOP, tìm kiếm ý tưởng, hỗ trợ phát triển sản phẩm.