Thách thức mới của ASEAN là cắt giảm các rào cản phi thuế đối với thương mại
Mái nhà chung ASEAN thống nhất trong đa dạng Thứ hai, 05/11/2018 - 14:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
ASEAN thực sự đang theo đuổi các mục tiêu rộng lớn hơn. Việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đưa ra một ví dụ rõ ràng. Các thành viên ban đầu của ASEAN đã sử dụng thỏa thuận này như một bước đệm để tự do hóa rộng hơn, và để thúc đẩy toàn cầu hóa. Bằng chứng nằm trong quyết định có chủ ý của các thành viên ban đầu để đưa ra các mức thuế ưu đãi cho các nước không phải thành viên trên cơ sở tối huệ quốc (MFN), nghĩa là một phần của ASEAN mở cửa giao dịch không chỉ với các thành viên khác mà với tất cả các quốc gia.
![]() |
Hơn 90% dòng thuế của các nước ASEAN có mức ưu đãi bằng 0, trong đó thuế ưu đãi không thấp hơn thuế suất MFN. Hơn 70% giao dịch nội khối được thực hiện với mức MFN bằng 0. ASEAN hiếm khi sử dụng các ưu đãi. Đa phương hóa các ưu đãi đã giảm thiểu các phúc lợi, giảm hiệu ứng chệch hướng thương mại và một phần cho thương mại nội khối thấp. Đây là một dấu hiệu thành công. Hầu hết thương mại nội khối là thương mại liên quan đến chuỗi cung ứng về linh kiện và bộ phận. Các linh kiện này chủ yếu là miễn thuế do các thỏa thuận về sản phẩm cụ thể như hiệp định công nghệ thông tin của Tổ chức Thương mại thế giới, hoặc các thỏa thuận chung về hoàn thuế, kho ngoại quan hoặc đặc khu kinh tế đặc biệt.
Mặc dù đa phương hóa đã góp phần tăng trưởng thương mại trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng về mặt tổng thể, ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Dù ASEAN chỉ chiếm 3,3% GDP toàn cầu, nhưng đã tạo ra hơn 7% xuất khẩu. Nếu thương mại trong khu vực tăng trong tương lai, sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố khác ngoài ưu đãi. Việc giảm các rào cản phi thuế quan (NTBs) một cách không phân biệt đối xử có tiềm năng gia tăng thương mại dịch vụ. Ngược lại sự gia tăng các trở ngại phi thuế quan đối với thương mại là thách thức mới đối với ASEAN (ví dụ tăng từ 1634 NTB lên 5975 NTB trong giai đoạn 2000-2015).
NTBs không chỉ có khả năng hạn chế hơn thuế quan, mà còn khó tháo dỡ hơn. Ngoài ra, NTBs đang làm thay đổi các mục tiêu bởi vì có thể đưa được thực hiện dưới các hình thức mới ngay khi được đặt ra mục tiêu của mỗi NTB. NTB có thể khó xác định, khó theo dõi và khó tháo dỡ hơn, nhưng điều này không làm giảm hiệu quả của các chiến lược đa phương. Không giống như thuế quan, việc trao đổi nhượng bộ trong các NTBs thường khó khăn hoặc tốn kém để được trao đổi ưu đãi. Đa phương hóa vẫn là cách tốt nhất của ASEAN để tiến về phía trước - để giải quyết vấn đề và để mang lại những lợi ích lớn nhất. Trong thiết kế ban đầu của Khu vực đầu tư ASEAN, khối này đã đưa ra ý tưởng cung cấp ưu đãi cho các nhà đầu tư từ các nước thành viên. Tuy nhiên, ASEAN đã tái khẳng định cam kết của mình với một môi trường đầu tư nước ngoài không phân biệt đối xử và mở, phản ánh các chế độ ở các nước thành viên riêng lẻ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

ASEAN đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Hội nghị quan chức cao cấp kinh tế ASEAN lần thứ nhất năm 2019 tập trung vào 12 vấn đề ưu tiên

Ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, thực thi vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam

AANZFTA kết thúc chuỗi hội thảo về quy tắc xuất xứ cộng gộp toàn phần

Khối EFTA ký kết thêm FTA với một nước ASEAN
Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo sự phát triển, thịnh vượng cho Việt Nam và khu vực ASEAN

Bàn về chặng đường tiếp theo của ASEAN sau 50 năm thành lập

Việt Nam – Campuchia: Sớm đưa thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Ấn Độ trong RCEP và mục tiêu đạt 200 tỷ USD thương mại với ASEAN vào năm 2022

Thái Lan công bố chủ đề của năm ASEAN 2019

3 nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 năm 2018

Thủ tướng dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33

Khai mạc Hội nghị Cấp cao lần thứ 33 tại Singapore

Báo cáo đầu tư ASEAN 2018: FDI và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trong ASEAN

RCEP và 5 điều đáng chú ý tại chương trình nghị sự 2018

Mục tiêu đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-33 và các hội nghị liên quan

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Tạo cơ hội kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế
