Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo phát triển một nền kinh tế bền vững.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam góp phần thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Tọa đàm “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam”
Thách thức chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Ảnh: N.Thanh

Thách thức từ quy hoạch và hạ tầng

Đề cập tới vấn đề chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, quan điểm về chuyển đổi năng lượng và quy hoạch năng lượng quốc gia là phù hợp với Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) về việc Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. “Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được”, ông Tài Anh nói.

Riêng đối với EVN, ngoài việc chuyển đổi năng lượng các nhà máy hiện hữu đang sử dụng than, EVN còn có nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị hệ thống để hấp thụ được các nguồn sơ cấp khác và nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh đã đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống điện hiện nay.

Phân tích sâu hơn về những thách thức của thị trường điện trước sự phát triển của năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (EVN) nêu rõ: bên cạnh vấn đề tắc nghẽn đường dây truyền tải, quá tải với đường dây 220 kV, 110 kV ở miền Trung và nghẽn mạch ở đường dây truyền tải Bắc-Nam, hiện nay có hơn 200 nhà máy điện năng lượng tái tạo chưa được điều động hết do tắc nghẽn cục bộ.

“Do tỷ lệ thâm nhập năng lượng tái tạo tại khu vực miền Trung và miền Nam tương đối cao nên vào các buổi trưa sẽ xảy ra tình trạng vượt quá nhu cầu phụ tải, gây quá tải cho đường dây 500 kV. Thách thức trong vận hành hệ thống điện đã tác động đến quy hoạch thị trường điện như khó dự báo khả năng năng lượng tái tạo trong quy hoạch dài hạn”, ông Ninh nói.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong quá trình chuyển đổi năng lượng bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Việt Nam đồng thời phải thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện. “Phụ tải tăng trưởng với tốc độ cao gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cùng các giải pháp kỹ thuật phức tạp”, ông Dũng nói.

Tương tự, đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phân tích: chuyển dịch năng lượng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nguồn tài nguyên năng lượng trong nước khá đa dạng, phong phú, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Việt Nam cũng nằm trong khu vực có tiềm năng trao đổi giao thương năng lượng thuận lợi trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điểm yếu của ngành là năng lực và trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị. Thêm nữa, hành lang pháp lý tạo đà cho sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng mới và tái tạo còn thiếu đồng bộ cần phải hoàn thiện. Cùng với đó, tỷ lệ nội địa hóa công nghệ ngành năng lượng thấp, thiếu cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy nội địa hóa công nghệ; thị trường năng lượng cạnh tranh mới ở giai đoạn đầu, chưa đồng bộ.

Cần đảm bảo chính sách liên tục, ổn định

Ông Sean M.Lawlor, chuyên gia năng lượng (Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam) cho biết, Mỹ bắt đầu chuyển đổi từ hơn một thập kỷ trước, đến nay đã cắt giảm điện than còn một nửa, phát triển điện khí đạt 38% tổng hỗn hợp năng lượng, đồng thời khuyến khích các giải pháp năng lượng sạch. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực này bằng mục tiêu lắp đặt 30 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng tỷ trọng điện mặt trời lên tới 40% trong hỗn hợp năng lượng vào năm 2035.

“Là đối tác lâu dài, chúng tôi đang khuyến khích Chính phủ Việt Nam triển khai các giải pháp sáng tạo về chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng đến thực hiện cam kết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra tại COP26. Các chính sách bao gồm cơ chế mua bán điện trực tiếp, đấu giá, tiêu chuẩn vay vốn và phê duyệt cho các khoản đầu tư cũng như dự án truyền tải điện. Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ, vốn, chuyên môn về chính sách và kỹ thuật để đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình này”, vị này khẳng định.

Từ góc độ DN, ông Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng thuộc Tập đoàn T&T cho biết: Tập đoàn đã tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng từ lâu. Nhìn thấy cơ hội trong đầu tư, DN đã chủ động phối hợp với các đối tác lớn của nước ngoài (Đan Mạch, Pháp) và mời họ vào tham gia các dự án tiếp theo của Tập đoàn thông qua huy động vốn.

“3 năm qua, Tập đoàn đã triển khai một loạt dự án điện gió trên bờ và năng lượng mặt trời. Năng lượng tái tạo dự kiến sẽ bùng nổ sau cam kết của Chính phủ tại COP26. Cơ hội mở ra, song cơ hội được hiện thực hóa như thế nào lại phụ thuộc vào các chính sách, hướng dẫn của nhà nước. Do đó, thời gian tới để thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, DN cần có sự đảm bảo về chính sách liên tục, dài hạn, một cam kết ổn định. Các chính sách cần cụ thể hơn trong việc huy động vốn của các tổ chức nước ngoài, đơn giản nhất là hợp đồng mua bán điện. Chúng tôi rất cần các quy hoạch về tổng thể không gian biển, các hướng dẫn chi tiết về lắp đặt, khảo sát, đo gió… để đặt kế hoạch thu hút đầu tư trong tương lai”, ông Nguyễn Thái Hà nói.

Theo ông Nguyễn Đức Ninh, thời gian tới cần thúc đẩy phát triển dịch vụ phụ trợ; phát triển cơ chế cho hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS). Cơ chế BESS có thể hoạt động như một nguồn tích hợp để cung cấp nguồn dự trữ khi xảy ra chênh lệch giữa cung và cầu trong hệ thống điện (sự cố tổ máy, giảm đột ngột thế hệ năng lượng tái tạo,…); đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào thị trường điện hoặc thị trường dịch vụ phụ trợ...

Lãnh đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng cho rằng cần thúc đẩy việc thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện thương mại nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của tải trọng dựa trên thị trường; đồng thời, tạo thị trường tài chính phái sinh mới cho điện như đấu giá hợp đồng, thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai. “Đặc biệt, cần cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới về vận hành hệ thống điện và thị trường”, ông Ninh nói.

haiquanonline.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Theo Bộ Công Thương, đối với các dự án điện hưởng giá FIT ưu đãi không đúng quy định sẽ bị thu hồi các khoản giá này, thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.
Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Mới đây, tại Hà Nộ, Công ty Growatt đã phối hợp một số đơn vị liên quan tổ chức hội thảo điện mặt trời mái nhà với công nghệ mới.
Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu và dự báo từ các nhà khoa học chỉ ra, năng lượng sinh khối sẽ đóng vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.
Nhà máy xử lý rác thải

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Không khí thải, không tro xỉ thải, không nước thải, không phát tán mùi hôi, Nhà máy xử lý rác thải 4 không đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành tại Bắc Giang.
Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21%.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Tham gia vào thị trường carbon không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn.
Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Chiều 4/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) Maeda Tadashi.
Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội ban hành đã có những quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Mới đây, Forbes China đã vinh danh công ty Growatt là một trong 30 Thương hiệu Toàn cầu hàng đầu của Trung Quốc.
Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương kỳ vọng việc triển khai hiệu quả 3 Nghị định số: 80/2024, 135/2024, 115/2024 của Chính phủ tạo đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo.
Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Chiều ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Nhằm đa dạng các sản phẩm hỗ trợ năng lượng tái tạo, Growatt tiếp tục giới thiệu biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ thương mại quy mô vừa và nhỏ
Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Sản lượng điện gió toàn cầu có thể lập kỷ lục mới vào năm 2024, qua đó, giúp điện gió chiếm thị phần cao kỷ lục trên thị trường sản xuất điện toàn cầu.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các chính sách mới để tạo điều kiện phát triển bền vững cho các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Vương quốc Anh mong muốn trở thành đối tác chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đổi mới sáng tạo, công nghệ để hỗ trợ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo.
Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Chính phủ Hoa Kỳ vừa phê duyệt dự án năng lượng địa nhiệt khổng lồ tại Utah, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trung Quốc

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Trung Quốc vừa ra mắt tuabin gió nổi lớn nhất thế giới có công suất 20 megawatt, dài 260m, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Một công ty tại Mỹ, vừa công bố một bước đột phá mới trong công nghệ điện gió, hứa hẹn thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất năng lượng từ gió.
Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Ấn Độ đang nỗ lực để trở thành trung tâm sản xuất công nghệ sạch toàn cầu vào năm 2030 thông qua các chính sách khuyến khích mạnh mẽ.
Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Các nhà máy điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Bạc Liêu đang gặp khó khăn, chỉ hoạt động khoảng 70% công suất do hạn chế về khả năng truyền tải lên lưới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động