Thạc sĩ Đại học Havard khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng rác hữu cơ
Vòng xoay khởi nghiệp 23/05/2023 16:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Startup Việt tại Úc khởi nghiệp mô hình Nhờ Mua giúp người Việt mua hàng ngoại đúng giá Hậu Giang: Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 |
Huỳnh Hạnh Phúc (sinh năm 1986), từng tốt nghiệp với 2 tấm bằng thạc sỹ tại Mỹ (ngành quản trị kinh doanh của Đại học Missouri và thạc sĩ chính sách công (MPP) từ Đại học Harvard).
Sở hữu thành tích tương đối "khủng" trong việc nghiên cứu, học tập, nhiều doanh nghiệp mời anh về làm việc, sẵn sàng trả mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng nhưng anh đã bỏ qua những lời mời đó để trở về Việt Nam nghiên cứu mô hình xử lí rác thải theo hướng xanh, bền vững.
![]() |
Rác thải hữu cơ được xử lí bằng ấu trùng lính ruồi đen rồi trở thành thức ăn cho gà |
Anh Huỳnh Hạnh Phúc hiện đang gây được sự chú ý với việc gọi vốn thành công để sáng lập ra dự án Green Connect, đây là dự án mô hình xử lý rác hữu cơ ứng dụng ấu trùng ruồi lính đen nhằm biến rác trở thành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được anh Phúc ấp ủ khá lâu. Dự án dự kiến có thể giúp giảm lượng rác hữu cơ tại TP. Hồ Chí Minh thông qua việc thu gom các phế phụ phẩm và ứng dụng mô hình ủ men vi sinh và cho ấu trùng ruồi lính đen “ăn” rác thải hữu cơ này.
Sản phẩm đầu ra là ấu trùng, phân ấu trùng và các chiết xuất từ ấu trùng. Đồng thời giúp tạo ra một dòng gà và trứng gà được nuôi từ ấu trùng ruồi lính đen và dược liệu, cám, bắp, bột, ủ cùng men vi sinh.
![]() |
Đàn gà được nuôi bằng ấu trùng lính ruồi đen phát triển tốt, chất lượng trứng cao |
Theo anh Huỳnh Hạnh Phúc: Green Conect tạo ra hệ thống vận chuyển và xử lí rác khép kín. Dự án liên hệ với các nguồn cung cấp rác khổng lồ như các nhà máy sản xuất bánh kẹo, các siêu thị, thậm chí thu gom tại cả các chợ… để tạo nguồn thực phẩm cho vật nuôi. Sau khi thu gom rác về, rác sẽ được xử lí thành tài nguyên để nuôi ấu trùng ruồi đen, ấu trùng ruồi đen sau khi đã đạt đủ trọng lượng, kích thước sẽ trở thành thức ăn cho gà và các vật nuôi khác. Rác được sau khi đóng trong các thùng kín, thu gom, chuyển đến trang trại ngay trong ngày.
Rác hữu cơ sau khi được thu gom, tập kết tại cơ sở ở Đồng Nai, các phế phẩm này sẽ được xử lí cho ấu trùng ăn bằng cách sử dụng các giống men vi sinh ở địa phương. Sau khi ấu trùng được nuôi từ 5-7 ngày bằng rác hữu cơ sẽ đạt trọng lượng và kích thước và giá trị dinh dưỡng cao như đạm, chất béo, canxi, phốt pho… Đáng chú ý, tại trang trại, gà ngoài được cung cấp đầy đủ thức ăn còn được bổ sung các loại thảo mộc tự nhiên giúp tạo kháng sinh tự nhiên và đề kháng cho gà. Hiện hai trang trại của Green Connect có khả năng xử lý 40 tấn rác thải mỗi tháng...
Vừa qua, nhận thấy những lợi ích bảo vệ môi trường từ mô hình chăn nuôi này, Công ty Mondelez Kinh Đô đã cung cấp kinh phí tương đương 700 triệu đồng (30.000 USD) cho Green Connect để phát triển dự án.
Trong thời gian tới, Green Connect dự kiến có thể tăng công suất xử lý rác từ 500kg/ngày lên 30 tấn/ngày (tương đương 5.400 tấn trong nửa năm 2023), từ đó có thể tạo ra 3.000 - 5.000 quả trứng gà hữu cơ mỗi ngày, đồng thời giúp giảm giá thành cho sản phẩm trứng gà không sử dụng chuồng lồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số

Thừa Thiên Huế: 12 dự án, ý tưởng đạt giải Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy doanh nghiệp vừa & nhỏ khởi nghiệp năng động, sáng tạo

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9: 37 dự án tranh tài ở vòng chung kết

Shark Tank mùa 6 đồng hành cùng đối tác chiến lược Carlsberg
Tin cùng chuyên mục

Được đầu tư 250 ngàn USD, nền tảng cảnh báo cháy PiSafe kỳ vọng trở thành ứng dụng quốc dân

Cần hình thành và liên thông, phối hợp các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023

Nền tảng quản lý chuỗi cung ứng thời trang đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng

Hơn 50 đơn vị kinh doanh thương mại điện tử chinh phục Ecomathon 2023

Khởi nghiệp hướng tới Net Zero, nhiều startup thành công hút vốn đầu tư

"Chở" nước biển về Hà Nội nuôi cua biển lột

SURF 2023 lan tỏa tinh thần “Đà Nẵng – Thành phố đổi mới sáng tạo”

Những dự án nào lọt vào vòng chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp Xanh năm 2023"?

Mô hình “Day Zero” - hỗ trợ thế hệ khởi nghiệp mới tại Việt Nam

Ứng dụng AI của du học sinh Việt nhận đầu tư 12 tỷ đồng tại Mỹ

Máy xử lý cỏ dại thay thế hóa chất đoạt giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên Univ.Star 2023

Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023: Cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Cuộc thi “Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp”: Thúc đẩy dự án khởi nghiệp, thương mại hóa sản phẩm

Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt, ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Khởi nghiệp miền Trung – Tây Nguyên: Cần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương

Kết nối cung cầu công nghệ “Công nghệ xanh – Tương lai xanh”

Cuộc thi Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp: 10 đội thi Đại học Công Thương TP.HCM vào chung kết
