Thứ tư 23/04/2025 00:46

Tây Ninh: Hàng gian thẩm lậu qua biên giới diễn biến phức tạp

Mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh Tây Ninh đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhưng nhiều loại hàng gian, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn thẩm lậu qua biên giới với nhiều diễn biến phức tạp.

Tây Ninh có 240 km đường biên giới giáp với Campuchia, 6 cửa khẩu ( Mộc Bài, Xa Mát, Phước Tân, Chàng Riệc, Kà Tum, Tống Lê Chân) và 20 chợ biên giới. Hoạt động buôn bán và lượng người qua lại biên giới ngày càng lớn, trong đó hàng hóa hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại qua biên giới cũng ngày càng gia tăng. Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh - cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng số xuất, nhập cảnh đạt 1.793.909 lượt người, giảm 1,02% so cùng kỳ; trong đó xuất, nhập cảnh vùng biên giới đạt 453.096 lượt người, tăng 0,45% so cùng kỳ. Hàng hóa luôn chuyển qua biên giới chủ yếu là khoai mì tươi, mì lát khô, đậu nành hạt, đậu xanh hạt, hạt điều thô, bắp hạt, mía cây, trái cây tươi, thuốc lá; các loại gỗ hương, căm xe, mật, đỏ, lim, sao, cao su, điều…

Thuốc lá nhập lậu qua biên giới Tây Ninh bị các quan chức năng băt giữ

Trong 9 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu qua các cửa khẩu 196.417 lượt phương tiện vận tải. Các lực lượng đã thực hiện xử lý tế đối với các thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, các hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm, tái xuất 4 lần gồm 67 kg lạp xưởng, thuốc đông y, bánh ngọt không rõ nguồn gốc. Phát hiện và xử lý 390 vụ vi phạm với 175 đối tượng tham gia, trong đó có 241 vụ việc hàng hóa vắng chủ. Về các các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, tiền tệ qua biên giới, cơ quan chức năng đã thu giữ 4,3 kg ma túy dạng viên nén (thuốc lắc), 240.741 gói thuốc lá ngoại; 178,4 kg pháo nổ; 600 viên pháo nổ; 43.822 USD; 234.830 lọ thuốc tây; 104.920 kg phế liệu; 10,894 m 3 gỗ ; 6.800 kg đường cát; 12.000 kg quần áo đã qua sử dụng; 5.184 lon nước giải khát; 432 chai dầu gội các loại; 4.944 chai sữa và hàng trăm phương tiện vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Giá trị hàng vi phạm khoảng 45 tỷ đồng, trong đó 27 vụ án đã được khởi tố với 36 bị can.

Ông Lê Anh Tuấn cho rằng, do đặc điểm tình hình đường biên giới tương đối dài với nhiều cửa khẩu, đường mòn trải dài trên toàn tuyến trong khi đó lực lượng trực tiếp làm công tác phòng ngừa, đấu tranh các hành vi xâm phạm hoạt động thương mại biên giới, buôn lậu ít nên còn khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, phương tiện qua lại biên giới. “Do lực lượng mỏng, phương tiện phục vụ công tác còn thiếu, trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm thương mại biên giới”, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ.

Theo ông Châu Thanh Long - quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tây Ninh, các đối tượng buôn lậu thường xuyên lợi dụng việc trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới, thương nhân, hộ kinh doanh để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các phương thức thường được áp dụng như chia nhỏ hàng lậu vận chuyển theo các đường mòn qua lại biên giới hai bên cánh gà các cửa khẩu trong và ngoài địa bàn hoạt động hải quan; cất giấu trong hành lý của hành khách hồi hương, cất trên các phương tiện vận tải có thiết kế phụ…

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tết Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh

Để đẩy lùi hàng lậu, gian lận thương mại qua khu vực biên giới từ nay đến cuối năm, ông Lê Anh Tuấn cho biết, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vụ buôn lậu, hàng giả, nhất là những điểm nóng về hàng hóa nhập lậu đi qua. Theo đó, ngành Hải quan hoàn thành kế hoạch công tác kiểm soát hải quan, tăng cường công tác kiểm soát phòng, chống ma túy tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện hiệu quả hệ thống thông quan hàng hóa tự động. Lực lượng Công an thực hiện công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm hoạt động thương mại biên giới, thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, áp giá, găm hàng, gây bất ổn thị trường. Lực lượng QLTT tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng trên các tuyến và địa bàn trọng điểm, khu vực cửa khẩu, nơi tập trung hàng lậu, hàng cấm để kịp thời phát hiện và triệt phá những đường dây, băng nhóm hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng. UBND các huyện biên giới tập trung tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, cư dân biên giới tham gia hoạt động thương mại biên giới đúng quy định của pháp luật.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng