Tây Nguyên: Vướng víu đấu giá khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản phải thông qua hình thức đấu giá, đó là quy định của Nhà nước. Thông qua việc đấu giá (theo quy định của Nghị định 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ), các doanh nghiệp (DN) sẽ có được một sân chơi sòng phẳng, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

CôngThương - Tuy nhiên, sau gần 2 năm có hiệu lực thi hành, việc triển khai nghị định ở khu vực Tây Nguyên vẫn còn nhiều vướng mắc, gây khó cho địa phương và DN.

Thất thoát tài nguyên
 
Nhiều năm qua, các tỉnh khu vực Tây Nguyên liên tục bị thất thoát các nguồn tài nguyên khoáng sản như vàng sa khoáng, cát... do tình trạng khai thác “lậu”. Mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Gia Lai đã phát hiện một vụ khai thác và vận chuyển cát trái phép với quy mô lớn tại khu vực suối Đăk Tờ Ve thuộc địa bàn làng Kon Sa Lăng, xã Hà Tây, huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai).
 
Tại hiện trường, “cát tặc” đã dùng máy múc cát ở đoạn suối dài khoảng 200m. Cùng với đó, những đống cát lớn bị nạo vét từ lòng suối được các đối tượng khai thác “lậu” đưa lên xe tải để vận chuyển đi. Việc hút cát trái phép này nếu không ngăn chặn kịp thời thì trong tương lai không xa sẽ làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến tình trạng sạt lở vùng đất dọc theo bờ suối, hư hại hoa màu của người dân.
         
Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên việc khai thác cát trái phép diễn ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài con suối Đăk Tơ Ve, nhiều năm qua dòng sông Ba chảy qua các huyện Mang Yang, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa... liên tục bị “cát tặc” băm vằm. Mặc dù báo chí liên tục phản ánh và cơ quan chức năng có vào cuộc, thế nhưng hiệu quả dường như vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Hệ lụy là nguồn tài nguyên trong sông, suối liên tục bị thất thoát, nhiều diện tích đất đai, hoa màu và nhà cửa của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại thời điểm này, gần như 100% các cơ sở khai thác cát trên địa bàn tỉnh đều là khai thác trái phép. 
 
         
Chủ một DN xây dựng tại tỉnh Gia Lai cho biết: “Trước đây, DN của tôi được cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai cấp phép khai thác tại 2 mỏ cát tại địa phương. Mỗi lần cấp phép được 6 tháng, sau đó phải làm thủ tục cấp lại. Tại mỗi mỏ cát này, chúng tôi đã đầu tư gần 3 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị và giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, từ cuối năm 2011 đến nay, không hiểu tại sao địa phương không cấp phép trở lại.  Việc này đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của DN chúng tôi”.
 
Không được cấp phép khai thác, thế nhưng công việc làm ăn của DN thì không thể dừng. Để những công trình đã nhận thầu đang thi công dang dở được hoàn thành, bất đắc dĩ DN nói trên phải trở thành “kẻ trộm” ngay chính trên bãi cát của mình, dù biết là phạm luật. Và việc khai thác “trộm” này muốn diễn ra thành công, cần phải có sự “làm ngơ” của chính quyền và chức năng địa phương.
 
 
Ở tỉnh Kon Tum, tình hình cũng không khá hơn. Nhiều năm qua, việc khai thác cát trái phép trên sông Đăk Bla ở TP Kon Tum diễn ra công khai, liên tục, khiến người dân vô cùng bức xúc. Mặc dù ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng đến nay việc làm này vẫn như  “trò chơi cút bắt” chưa có hồi kết. Lý giải việc này, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Kon Tum cho rằng, do việc khai thác cát đã bị cấm nhiều năm qua, nên trên địa bàn xảy ra hiện tượng khan hiếm nguồn nguyên liệu này, trong khi đó, nhu cầu cát xây dựng không ngừng tăng lên. Có cung ắt hẳn có cầu, vì lợi ích trước mắt, nhiều người đã bất chấp, ngang nhiên khai thác cát “lậu”. Ngoài cát, nạn khai thác trái phép vàng sa khoáng, sỏi, đá... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và “chảy máu” một lượng lớn tài nguyên của Nhà nước.
 
Vướng thủ tục hành chính
 
Làm việc với chúng tôi, ông Lương Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Gia Lai cho biết,  nguyên nhân khiến “cát tặc” nở rộ chủ yếu do vướng thủ tục hành chính. Bởi vì, từ khi Luật khoáng sản 2010 có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính và Bộ TN-MT vẫn chưa có được quy định cụ thể việc xác định giá khởi điểm và cách tính giá sàn các bước nhảy giá trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nên việc cấp phép khai thác khoáng sản nói chung và cát xây dựng nói riêng tại địa phương không thể thực hiện được. “Trong gần 3 năm qua, không có một mỏ cát nào được phép hoạt động theo đúng quy định của Luật. Tất cả các mỏ cát mà dân đang làm là khai thác “chui”. Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, thế nhưng cũng rất khó. Vì có cung, ắt hẳn sẽ có cầu”, ông Bình chia sẻ.
 
 
Ông Lương Thanh Bình cho biết thêm, thực hiện Nghị định 22/2012/NĐ-CP ban hành ngày 26-3-2012 về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ngày 1-11-2012, UBND tỉnh Gia Lai đã có QĐ số 517/QĐ – UBND về việc phê duyệt danh mục đấu giá khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2012-2015. Theo đó, có 90 khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong đó cát xây dựng là 36 khu vực. Tuy nhiên, đến nay, việc đấu giá vẫn chưa được thực hiện do thiếu thông tư hướng dẫn thi hành.
 
Không những tỉnh Gia Lai gặp khó, thực trạng trên cũng là vấn đề nan giải đối với ngành chức năng tỉnh Kon Tum. Mặc dù UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản về khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở các con sông trên địa bàn tỉnh, trước mắt đưa vào đấu giá khai thác khoáng sản trên sông Đăk Bla và thống nhất 8 điểm khai thác cát sỏi trên sông Đăk Bla... Thế nhưng, tại thời điểm này việc triển khai vẫn còn... nằm trên giấy. Theo ông Lê Văn Tấn, Trưởng phòng Tài nguyên - Khoáng sản (Sở TN-MT tỉnh Kon Tum), việc triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa thực hiện được bởi những văn bản quy định về vấn đề này vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn thiếu thông tư hướng dẫn. Trong thời gian tới, khi có đầy đủ hành lang pháp lý sẽ có sự sàng lọc DN. Các DN sẽ phải có khả năng tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật... mới có thể tham gia đấu giá. Nếu như trước đây quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo cơ chế “xin - cho” thì bây giờ, sau khi đấu giá, các DN sẽ phải trả một khoản tiền lớn, đồng thời vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
 
Cùng với việc đấu giá, việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lấy tiền giá sàn của đấu giá trong thời gian tới cũng sẽ loại nhiều DN, bởi khi phải trả tiền sẽ có nhiều DN làm ăn không hiệu quả phải tự rút. Theo tính toán, sẽ có khoảng 20-30% DN bị loại bỏ vì không có khả năng nộp khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
 
 
Thực tế hiện nay ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi và đá xây dựng. Phương thức khai thác nhỏ lẻ và chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên chỉ cung cấp cho xây dựng cơ bản trên địa bàn. Còn các khoáng sản khác như vàng, bạc, đá quý, mỏ quặng rất ít nên việc đưa khoáng sản vào đấu giá sẽ khó khăn cho công tác khai thác. Trong khi đó, việc khai thác cát, sỏi nếu đưa ra đấu giá thì chỉ đấu giá được tài nguyên dưới lòng sông, còn bến bãi, đất đai, cơ sở vật chất rất khó đưa vào đấu giá...
 
Như vậy, sự thật dẫn đến nạn khai thác khoáng sản trái phép tràn lan từ trước đến nay trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum không phải do các đối tượng khai thác “lậu” hoạt động tinh vi, khó kiểm soát mà là sự chậm trễ ban hành các quy định liên quan và nhiều vướng mắc trong việc triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Vì lẽ đó, nhiều năm qua, ngân sách địa phương đã bị thất thu con số không nhỏ, còn các điểm khai thác “lậu” thì vẫn ung dung tồn tại và nở rộ như “nấm sau mưa”.

Theo Báo Tài nguyên & Môi trường

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khai thác khoáng sản

Tin mới nhất

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?
Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...

Tin cùng chuyên mục

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV vừa báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Theo Phó Thủ tướng cần phân cấp quản lý lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Là ngành công nghiệp quan trọng, có độ rủi ro cao trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất là rất cần thiết.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm mà đầu tư bài bản, chiến lược cho khai thác chế biến sâu.
Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Những tháng đã qua của năm 2023 chứng kiến thị trường ô tô mang nhiều gam màu trầm, sức tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Trong quy hoạch khoáng sản làm vật liệu mới công bố, Bộ Xây dựng nhấn mạnh đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, chồng lấn trong các quy hoạch khác.
Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 12/1, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

THACO đề xuất xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ ở Lâm Đồng
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Cần có yêu cầu rõ ràng về khoa học công nghệ trong khai thác khoáng sản; quy trách nhiệm đối với đơn vị quản lý cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Bài 1:  Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Bài 1: Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn - gần hay xa?

Với giá trị doanh thu khổng lồ, liệu Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì nếu tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu?
Công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030

Công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030

Quy hoạch khoáng sản là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về quy hoạch khoáng sản, mở ra không gian phát triển mới cho ngành bền vững hơn.
Sự cố hoá chất lớn và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Sự cố hoá chất lớn và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Có nhiều giải pháp, kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi trong ứng phó với sự cố hóa chất nhưng mấu chốt vẫn là nâng cao nhận thức và tuân thủ quy định về an toàn.
Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển mới

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển mới

Ngày 22/12, tại Lâm Đồng, đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất

Nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với sự phát triển của công nghiệp hóa chất, Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi).
Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP của Việt Nam và tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động