Tập trung ứng phó nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại Trung Bộ, Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 601/CĐ-TTg yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Nội dung Công điện như sau:

Từ đầu năm 2020 đến nay, lượng mưa tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị thiếu hụt nghiêm trọng, thấp hơn từ 20÷90% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, riêng Ninh Thuận và Bình Thuận hầu như không mưa. Hạn hán, thiếu nước gay gắt đã xảy ra ở một số địa phương; dung tích trữ tại hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn 20-60% dung tích thiết kế, riêng Ninh Thuận và Bình Thuận dưới 20%, thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.

tap trung ung pho nang nong han han va xam nhap man tai trung bo tay nguyen
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8 năm 2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận:

a) Triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống hạn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước, ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến; triển khai kéo dài mạng lưới đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ khu vực nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho người dân, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước,... Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, phòng, chống hạn hán, trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và tưới cây công nghiệp lâu năm, các vùng đã sản xuất; rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành cụ thể từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

c) Chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là đối với vùng núi cao, vùng ven biển thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt.

d) Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, tiếp tục rà soát, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.

đ) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phân công 01 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tiếp tục tổ chức dự báo chuyên ngành, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống, hạn hán và xâm nhập mặn (chủ động điều chỉnh thời vụ, diện tích gieo trồng, giống cây trồng phù hợp...).

b) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, ao, đầm, vùng trũng; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước, điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên từng lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

d) Hướng dẫn, phổ biến, kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng; hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa sử dụng tiết kiệm nước để đối phó với tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài; chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

đ) Phối hợp với các địa phương rà soát, xác định vùng trồng lúa chủ động được nguồn nước, vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng, xây dựng các mô hình chuyển đổi gắn với liên kết sản xuất và thị trường.

e) Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

g) Rà soát, đánh giá lại năng lực của các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lập bản đồ cảnh báo để các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

h) Rà soát, đánh giá hiện trạng công trình cấp nước sạch nông thôn, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo cấp nước cho người dân, nhất là tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng núi, hải đảo và các vùng thiếu nước sinh hoạt khác.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, dòng chảy kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du.

4. Bộ Công Thương

a) Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm phục vụ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du với ưu tiên trước hết là bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp sau đó đến các nhu cầu thiết yếu khác.

5. Bộ Y tế chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở chủ động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chủ động rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, phối hợp với cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của các địa phương, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và người dân để thay đổi, nhận thức, chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể thường xuyên xảy ra.

9. Các Bộ, ngành khác có liên quan chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Tin lời hứa "chạy án", nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán sữa bột giả 500 tỷ đồng đã đưa 150.000 USD để hòng thoát án hình sự nhưng bị lừa đảo.
Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Một vụ việc gây xôn xao ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên vừa xảy ra khi một giáo viên tiểu học bị bắt quả tang vì hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Nợ thuế hơn 18 tỷ đồng, Công ty CP công trình giao thông tỉnh Điện Biên bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Công ty TNHH XNK thương mại dịch vụ Nam LQT và Công ty TNHH kinh doanh thép An Thịnh 369 tỉnh Long An bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế
Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Công ty TNHH MTV xây dựng Quyết Thắng bị cơ quan thuế khu vực IX cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An bị cơ quan thuế khu vực X cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất buôn bán 100 tấn thực phẩm chức năng giả, qua đó khởi tố 5 đối tượng.
Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công an tỉnh Phú Thọ đột kích một xưởng sản xuất trên địa bàn tỉnh, thu giữ hàng chục tấn mì chính, hạt nêm và hàng chục nghìn lít dầu ăn giả.
Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cơ quan thuế khu vực IX công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Lai Châu và huyện Tam Đường.
Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công ty TNHH MTV Thuần Gia tại Vĩnh Long bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản tại ngân hàng do nợ thuế.
Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Chi cục Thuế khu vực X công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Nợ thuế hơn 1 tỷ đồng, Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk bị Chi cục Thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cơ quan công an thành phố Huế khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức đặt làm sổ đỏ giả trên mạng xã hội rồi đem đi cầm cố, lừa đảo.
Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Công ty CP vật liệu xây dựng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc bị Chi cục Thuế khu vực VIII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công ty CP Thế Anh Phát tại Nghệ An bị cơ quan thuế khu vực X cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

Chi cục Thuế khu vực IX công khai danh sách 42 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.
TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực XIX vừa thông báo danh sách 140 doanh nghiệp nợ thuế , chủ yếu trên địa bàn TP. Cần Thơ, với tổng số tiền nợ gần 53 tỷ đồng.
Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Cơ quan công an phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Herbitech nghi bị làm giả, thu lợi hơn 230 tỷ đồng.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 3,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị Chi cục Thuế khu vục XVII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Cơ quan thuế khu vực XIV ra thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của 6 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do nợ thuế.
Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

UBND tỉnh Đồng Nai vừa xử phạt hàng loạt doanh nghiệp, riêng Công ty Tôn Phương Nam và SADAKIM bị buộc di dời nhà máy khỏi khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Công ty TNHH thương mại bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam bị cơ quan thuế khu vục IV cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Chi cục Thuế khu vực II cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty CP Công nghiệp cơ khí và Xây dựng Sài Gòn và Công ty TNHH GTG Wellness Healthcare do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Công ty TNHH vật liệu xây dựng Phi Khánh tại Sóc Trăng bị cơ quan thuế khu vực XVIII cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Mobile VerionPhiên bản di động