Khoảng 300.000 ca tử vong mỗi năm: Cần thiết nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước cho trẻ Những 'người hùng nhí' cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh |
Ngày 10/10, tại Bình Dương, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thuơng binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Chiến dịch Vì trẻ em không thuốc lá (đơn vị Vận động chính sách Y tế toàn cầu) Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam.
Tại buổi tập huấn, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thuơng binh và Xã hội, chia sẻ, đuối nước ở trẻ em là vấn đề xã hội rất nóng, xảy ra thường xuyên. Để tăng cường hiệu quả phòng, chống đuối nước ở trẻ em, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, mà các cơ quan báo chí, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong định hướng, tuyên truyền để nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của xã hội.
Toàn cảnh buổi tập huấn - (Ảnh: BTC). |
Theo Cục trưởng Cục Trẻ em, ở những nơi chưa có bể bơi vẫn mở được lớp giáo dục kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước để trẻ em học kỹ năng và có nhận thức về các kỹ năng an toàn. Bởi vì biết bơi không có nghĩa là không bị đuối nước.
“Việc ưu tiên mở các lớp nâng cao nhận thức, kiến thức về kỹ năng an toàn và lý tưởng nhất là thực hành, mở những lớp bơi an toàn cho trẻ. Tôi hy vọng chính quyền địa phương nhiều nơi sẽ đầu tư nguồn lực hợp lý, để ngày càng có nhiều bể bơi mở lớp dạy bơi cho trẻ”, ông Đặng Hoa Nam mong muốn.
Cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) Dương Khánh Vân cho biết, đuối nước là gánh nặng sức khỏe ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, đặc biệt là trẻ em 1 - 14 tuổi. Vậy nhưng, đuối nước hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.
WHO khuyến nghị 4 chiến lược và 6 biện pháp can thiệp phòng ngừa đuối nước, tập trung vào việc đảm bảo các cơ chế quốc gia đưa ra để giải quyết tình trạng đuối nước.
6 can thiệp phòng chống đuối nước gồm: Tạo môi trường an toàn, tránh xa nguồn nước cho trẻ mầm non; làm rào kiểm soát việc trẻ tiếp cận nguồn nước; dạy bơi và kỹ năng an toàn môi trường nước cho trẻ tuổi tiểu học trở lên; đào tạo người dân kỹ năng cứu hộ và sơ cứu; xây dựng và thực thi các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
Báo cáo kết quả can thiệp từ Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam, Giám đốc quốc gia Tổ chức Campaign for Tobacco Free Kids Đoàn Thị Thu Huyền cho biết, có 44.398 trẻ từ 6 - 15 tuổi được học bơi an toàn; 52.250 trẻ từ 6 - 15 tuổi được học kỹ năng an toàn; 30.204 cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non được hướng dẫn về phòng chống đuối nước trẻ em; 2.250 cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống đuối nước trẻ em; 908 hướng dẫn viên được đào tạo về bơi an toàn; 1.096 hướng dẫn viên được đào tạo về kỹ năng an toàn