CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước
Ngành Công Thương hoàn thành và vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thực hiện đồng bộ, quyết liệt hiệu quả các giải pháp chống lãng phí
Tiêu điểm
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo kỳ tích trong sản xuất, xuất khẩu nông sản
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn
Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động
Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện
Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển
Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam
Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo kỳ tích trong sản xuất, xuất khẩu nông sản
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn
Ngành Công Thương hoàn thành và vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng đại diện các bộ, ngành và các đơn vị liên quan.
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Công Thương |
Về phía Bộ Công Thương, có sự tham dự của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các Thứ trưởng: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long. Hội nghị còn có sự góp mặt của lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia khác. Ngoài ra, các lãnh đạo các địa phương, Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường tại 63 tỉnh, thành phố cùng tham dự.
Tại hội nghị, Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiệm vụ cho năm 2025, hướng tới việc phát huy tối đa những thành quả đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đối mặt với những thách thức mới. Ngành Công Thương sẽ tiếp tục tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách, phát triển kinh tế số, ứng phó với biến động của kinh tế toàn cầu và đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
PGS.TS Lê Hải Bình: Chống lãng phí không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội
Sáng ngày 23/12/2024, phát biểu tham luận tại Diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển” do Bộ Công Thương tổ chức, PGS.TS Lê Hải Bình Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, câu chuyện chống lãng phí đã có từ thời phong kiến với nhiều bài học trong lịch sử.
PGS.TS. Lê Hải Bình nhấn mạnh, các quốc gia đều thực hành việc chống lãng phí dựa trên một số yếu tố mang tính căn bản. Đó là một hành lang pháp lý chặt chẽ kết hợp với công nghệ hiện đại trong quản trị nguồn lực, từ giáo dục và nâng cao ý thức người dân cùng với quyết tâm mãnh mẽ của chính phủ. Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng phòng chống lãng phí không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội. Chống lãng phí không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là sự thay đổi trong văn hóa, quan niệm và nhận thức.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thực hiện đồng bộ, quyết liệt hiệu quả các giải pháp chống lãng phí
Sáng ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”. Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, Bộ đã chủ động, quyết liệt “tinh, gọn, mạnh” bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong.
Hà Nội: Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện hơn 23.000 gói hàng hóa thực phẩm nghi nhập lậu
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý - Công an huyện Hoài Đức kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá là thực phẩm thuộc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Gia Ly Food; địa chỉ: Thôn Minh Khai, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có 6 người đang sử dụng công cụ, máy móc thực hiện việc san chia, đóng gói các sản phẩm thực phẩm từ các túi nguyên liệu sang các túi sản phẩm có nhãn ghi “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên”, nhà sản xuất: Công ty TNHH Công nghiệp Xiyuan Chaoan, địa chỉ: Mảnh phía bắc Shangguo khu công nghiệp Meixi ChaoAn Quảng Đông.
Đội Quản lý thị trường số 24,Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tạm giữ hàng hóa thực phẩm nghi nhập lậu. Ảnh: Khôi Nguyên |
Kiểm đếm thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện 23.200 gói hàng hoá thành phẩm có nhãn “HỔ KA KA Đậu nành hương vị thiên nhiên”; 70kg sản phẩm thực phẩm Đậu nành chiên tương được đựng trong 5 túi nilon trên bao bì không có căn cứ xác định được nguồn gốc, xuất xứ.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn ghi nhận tại cơ sở có 2 máy đóng gói Rex-C700 nhãn JIANGNAN; 120 chiếc vỏ thùng carton nhãn ghi TIGER BROTHER; 14.350 chiếc vỏ bao bì trên nhãn, bao bì sản phẩm có ghi “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên”, hàm lượng tịnh: 18g; nhà sản xuất: Công ty TNHH Công nghiệp Xiyuan Chaoan, địa chỉ: Mảnh phía bắc Shangguo khu công nghiệp Meixi ChaoAn Quảng Đông.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá thành phẩm “HỔ KA KA - Đậu nành hương vị thiên nhiên” và nguyên liệu dùng để sản xuất, bao bì, máy móc nêu ở trên để xác minh tình tiết vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 24 phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma tuý - Công an huyện Hoài Đức kiểm tra địa điểm kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ số nhà 171, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thuộc hộ kinh doanh Vân Thanh.
Qua kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh Vân Thanh có bày bán một số mặt hàng là thực phẩm do nước ngoài sản xuất, có nhãn ghi bằng chữ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ gồm: 35 thùng kẹo hình con cá, 15 thùng kẹo hình quả trứng, 4 thùng kẹo hình quả bầu dục.
Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hoá vi phạm nêu trên để xử lý theo quy định.
Hệ thống Thương vụ: Chủ động, tích cực hơn nữa để phục vụ tốt nhất sự phát triển của đất nước
Chiều ngày 19/12 (theo giờ Nhật Bản), tại Tokyo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hội nghị nhằm mục tiêu đánh giá kết quả công tác Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi thời gian qua và bàn định hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, góp phần cùng toàn ngành Công Thương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quốc hội, Chính phủ giao, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta đã đi qua cả năm 2024 trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ bên ngoài và các vấn đề nội tại của đất nước. Tuy nhiên, ngành Công Thương đã chủ động, sáng tạo, kịp thời thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tích cực. Nổi bật là sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu năm 2024 đều có sự phục hồi rõ nét, đạt kết quả cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường bán lẻ trong nước duy trì mức tăng trưởng khá cao (9,6%); mặt bằng giá cả cơ bản ổn định; nguồn cung điện, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu đầu vào được bảo đảm.
Đáng chú ý, hoạt động xuất, nhập khẩu là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế với sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu, đạt kỷ lục trong nhiều năm qua (trên 402 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước/trong đó xuất khẩu sang các thị trường lớn trong khu vực đều tăng trưởng mạnh. Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu trên 24 tỷ USD, tạo dư địa thuận lợi cho điều hành chính sách tiền tệ.
Trong các thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi - địa bàn có nhiều đối tác đầu tư FDI quan trọng và chiếm tới hơn 70% giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi |
Bộ trưởng cũng ghi nhận các Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ cũng rất nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, xúc tiến xuất khẩu, khuyến khích thu hút đầu tư FDI, khai thác hiệu quả các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các hiệp định thương mại tự do và các cơ chế hợp tác song phương khác, qua đó phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ trưởng cho rằng, kinh tế thế giới và khu vực đang có dấu hiệu khởi sắc, song dự báo tình hình thương mại toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đặc biệt tại khu vực châu Á - châu Phi (như bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, Israel, Syria, Iran hay Hàn Quốc...) kéo theo sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế của các nước; từ đó dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn (trên 200%).
Bối cảnh này đòi hỏi hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói chung và khu vực Á - Phi nói riêng phải tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, tham mưu chính sách và nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta là thành viên để phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, các Thương vụ phải phát huy tốt nhất vai trò làm cầu nối, sứ giả kinh tế để thật sự trở thành các cơ quan năng động - chuyên nghiệp - hiệu quả, phục vụ tốt nhất sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và kinh tế đất nước.