Thứ tư 14/05/2025 15:36

Tập đoàn CJ thành công khép lại “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam"

Nhằm nâng cao trình độ giáo dục và cơ hội nghề nghiệp cho các trẻ em gái dân tộc thiểu số Việt Nam, trong 3 năm vừa qua (2019 - 2021), Tập đoàn CJ đã triển khai “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam” tại 3 tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng. Đến nay, dự án vừa kết thúc và gặt hái nhiều thành công.

Dự án giáo dục trẻ em gái các dân tộc thiểu số được CJ triển khai từ tháng 2/2019 đến tháng 4/2022, với tổng số tiền khoảng 12 tỷ đồng (500.000USD).

42.000 trẻ em nữ là người dân tộc thiểu số đã được tiếp cận dự án "Giáo dục trẻ em gái Việt Nam" của CJ

Dự án đã không những duy trì mà còn nâng cao tỷ lệ đến trường của các trẻ em gái dân tộc thiểu số, đồng thời cải thiện cơ sở vật chất và môi trường giáo dục tại những địa phương còn nhiều khó khăn như Hà Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng. Chương trình đã được triển khai ở 24 trường Trung học Cơ sở tại 3 tỉnh trên với hơn 10 thành phần dân tộc thiểu số tham gia.

Trong 3 năm qua, dự án đã tiếp cận được khoảng 42.000 trẻ em nữ là người dân tộc thiểu số. Hoạt động thực tế hướng đến đối tượng phụ huynh và học sinh với mục tiêu lớn nhất là: thay đổi nhận thức của gia đình về tầm quan trọng của giáo dục; nhấn mạnh đến giáo dục giới tính, bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Dự án còn triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về việc tạo ra môi trường giáo dục an toàn.

Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ các chương trình dạy nghề tại chính các trường học, nhằm tạo thêm cơ hội nghề nghiệp cho các em gái và phụ nữ có thu nhập thấp tại địa phương. Dự án cũng kết nối trường học với các doanh nghiệp địa phương để các em có thể tìm được việc làm sau này. Dự án cũng làm việc với lãnh đạo nhà trường và địa phương nhằm đảm bảo các chương trình hướng nghiệp dạy nghề tại các trường học này được đảm bảo tiếp tục hoạt động ngay cả sau khi dự án kết thúc.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao