Thứ sáu 09/05/2025 23:31

Tập đoàn CIP: Đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Là một trong những nhà đầu tư lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partner (CIP) kỳ vọng lớn vào dự án điện gió ngoài khơi La Gàn.

Tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic đang là một trong những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạođặc biệt là điện gió ngoài khơi do tỉnh có nguồn gió với vận tốc lớn và độ sâu đáy biển tương đối nông, phù hợp để phát triển ngành.

Một trong những nhà đầu tư và phát triển dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đến từ Đan Mạch là CIP đang tiếp tục nỗ lực và tâm huyết cam kết hỗ trợ lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại miền Bắc và miền Nam tại Việt Nam trong đó có dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận.

Hiện tại, CIP đang là nhà đầu tư chính của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận.

CIP và Dự án La Gàn chính thức nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Bình Thuận và các lãnh đạo cấp cao thông qua Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa CIP, hai đối tác trong nước và UBND tỉnh Bình Thuận vào năm 2020 để phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn có tổng công suất 3.5 GW với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 10.5 tỉ đô la Mỹ.

Dự án sẽ tạo ra một khoản đầu tư kinh tế rất lớn cả trong khu vực và quốc gia bên cạnh việc tạo ra rất nhiều việc làm tiềm năng tại tỉnh và các khu vực khác. Lễ ký kết diễn ra tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam năm 2020 với sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo cấp cao thuộc các cơ quan bộ ban ngành Trung ương và cộng đồng doanh nghiệp.

Copenhagen Infrastrcture Partners và công ty liên kết Copenhagen Offshore Partners (COP) vẫn đang thực hiện các chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển của dự án La Gàn trong khi chờ đợi các cơ chế, quyết định và chính sách phù hợp. CIP và COP cũng đã thực hiện nhiều hoạt động chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại nhiều diễn đàn, hội thảo về năng lượng và phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như đồng hành, hỗ trợ tỉnh Bình Thuận thông qua một số chương trình từ thiện như: “Tiếp bước cho em đến trường”, “Con nuôi đồn biên phòng” và tặng quà hỗ trợ gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trong năm vừa qua.

CIP và COP sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bình Thuận để phát triển dự án một cách bền vững và mong muốn thông qua dự án điện gió La Gàn đóng góp mạnh mẽ vào ngành điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo tại tỉnh Bình Thuận trong những năm tiếp theo.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới