Theo Điều lệ hiện tại của Tập đoàn quy định ngành nghề kinh doanh chính là Trồng, chế biến và kinh doanh cao su.
“Đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn là trồng, chế biến và kinh doanh các loại cây trồng nông, lâm nghiệp khác; chăn nuôi gia súc và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao” để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên quỹ đất trồng cao su để phát huy hiệu quả sử dụng đất của Tập đoàn”, ông Lực nói.
Theo kế hoạch, Tập đoàn sẽ trồng xen các loại cây như cà phê, dược liệu, keo lai, cây rừng theo mô hình trồng cao su theo hàng kép. “Đây là giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng đất trồng cao su, ứng phó với tình hình sụt giảm giá cao su. Ở Malaysia, người ta đã trồng cọ giữa hàng cao su từ cách đây 20 năm”, ông Lực phân tích.
Cùng với giải pháp này, Tập đoàn Công nghiệp Cao su đang thực hiện các giải pháp như chuyển chế độ cạo D2, D3 sang D4; giảm suất đầu tư, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh cơ giới hóa; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường, áp dụng công nghệ kết hợp chế biến…
Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 3 thế giới, thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên và xếp thứ 2 về năng suất vườn cây. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn Cao su đang quản ly 410.000 ha cao su, trong đó 140.000 ha ở Lào và Campuchia.