Longform
21/10/2024 08:37
Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

21/10/2024 08:37

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình là tài nguyên du lịch cấp quốc gia, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình. Đồng thời, có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển KDL quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, KDL cơ bản đạt các điều kiện trở thành KDL quốc gia.

Ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Hòa Bình cho biết: Là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, KDL Hồ Hòa Bình có diện tích vùng lõi tập trung phát triển KDL quốc gia là 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước), trải rộng trên địa bàn các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình. Lòng hồ có nhiều đảo nhỏ, có tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, tâm linh…

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Hòa Bình đã kêu gọi đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển du lịch, từng bước đáp ứng các tiêu chí trở thành KDL quốc gia - trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, một trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ.

Cũng theo ông Bùi Xuân Trường, để xây dựng hồ Hòa Bình trở thành KDL quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển KDL hồ Hòa Bình. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, hoạt động du lịch tại KDL hồ Hòa Bình có nhiều khởi sắc và đạt được 3/5 tiêu chí quan trọng để từng bước đạt được các điều kiện của KDL quốc gia. Đặc biệt là việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường 435 và mở mới tuyến đường từ Ba Khan xuống vịnh Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc cũng như kết nối một số tuyến đường ven hồ huyện Đà Bắc vào vùng lõi của KDL đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Sản phẩm du lịch tại KDL đã có những chuyển biến tích cực: Thay vì chỉ khai thác cảnh quan tự nhiên để phục vụ du khách tham quan trong ngày thì nay đã có các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao; một số điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, điểm du lịch cộng đồng, điểm vui chơi giải trí có chất lượng đã đi vào hoạt động để phục vụ du khách; các chương trình du lịch được nghiên cứu, xây dựng đa dạng, phong phú hơn, trong đó chú trọng kết nối với các điểm đến trên hồ Hòa Bình và các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, Bắc Bộ; phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú. KDL Hồ Hòa Bình đang tiếp tục thu hút một số tập đoàn có thương hiệu đến đầu tư những dự án du lịch có quy mô lớn, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao để đưa vào khai thác phục vụ du khách trong thời gian tới.

Công tác đào tạo, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh và an toàn cho khách du lịch... đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng”- ông Trường nhấn mạnh.

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Có thể nói, Khu du lịch hồ Hòa Bình đã và đang có nhiều đóng góp trong việc thu hút khách trong nước, quốc tế đến với Hòa Bình. Để đạt mục tiêu đến năm 2025, khu du lịch đón trên 1 triệu lượt khách, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật kết nối các điểm du lịch, đẩy mạnh thu hút phát triển du lịch với các dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa. Cùng với quyết tâm cao xây dựng thương hiệu quốc gia, khu du lịch hồ Hòa Bình đang khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia và phát triển du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ.

Với nỗ lực tích cực và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương cũng như của các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh dịch vụ vu lịch chắc chắn du lịch Hòa Bình sẽ đạt được mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới và là điểm đến hấp dẫn thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Với diện tích 52.200 ha trải dài qua các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu và TP Hoà Bình, hồ Hoà Bình được ví như "Vịnh Hạ Long” trên núi với vẻ đẹp kết tạo bởi cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ và điểm nhấn là những dãy núi trùng điệp, hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, nhấp nhô giữa làn nước trong xanh.

Để tạo "cú huých" cho phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình, thời gian qua, Hòa Bình đã ban hành và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó có nội dung tích hợp quy hoạch du lịch. Vì vậy công tác triển khai quy hoạch du lịch đang được UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai theo quy định.

Là 1 trong 5 địa phương nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Hòa Bình, năm 2023 huyện Cao Phong đón trên 331.800 lượt khách đến tham quan, du lịch tăng 114,4% so với năm 2022, trong đó, khách quốc tế trên 3.000 lượt, khách nội địa trên 328.800 lượt; doanh thu đạt 220 tỷ đồng, tăng 169,2% so với năm 2022. 6 tháng đầu năm 2024, huyện đón trên 225.000 lượt khách du lịch (3.315 lượt khách quốc tế, 221.815 lượt khách nội địa), bằng 101,4% so với cùng kỳ năm 2023. Với sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước là tiền đề để huyện Cao Phong xây dựng những tour, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và hút khách.

Ông Phạm Ngọc Nhất – Trưởng phòng Văn hóa, thông tin huyện Cao Phong cho biết: Một số điểm, tuyến du lịch để lại ấn tượng trong lòng du khách như: khu di tích lịch sử Anh hùng Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, du lịch cộng đồng xóm Tiện - xã Thung Nai, xóm Mỗ - xã Bình Thanh.

Tuy nhiên, theo ông Nhất, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông; cơ sở hạ tầng khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách; sản phẩm du lịch của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch; nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; số lượng khách đến địa bàn huyện, doanh thu từ du lịch thấp, chưa đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Chia sẻ về vấn đề này ông Vũ Đình Bằng - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Cao Phong cho hay: Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đang chỉ đạo tập trung lập các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các dự án du lịch trên Khu du lịch hồ Hòa Bình để nâng cao hiệu quả và thu hút đầu tư du lịch.

Tuyến đường tỉnh lộ 435 kết nối thành phố Hòa Bình đi xã Bình Thanh, xã Thung Nai (thuộc Khu du lịch hồ Hòa Bình) đã được quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng, tuy nhiên tuyến đường Bắc Phong đi Thung Nai mới chỉ đầu tư xây dựng được khoảng 4,0 km trên tổng 11,0 km, do khó khăn về nguồn vốn nên tuyến đường đang tạm dừng thi công.

“Nguồn vốn cho thi công tuyến đường Bắc Phong đi Thung Nai đã được Hội đồng nhân dân tỉnh có chủ trương chuyển sang giai đoạn 2026-2030, tuy nhiên huyện Cao Phong rất mong chính quyền tỉnh sẽ ưu tiên nguồn vốn để đầu giai đoạn (năm 2026) triển khai đầu tư xây dựng tiếp tuyến đường. Việc sớm hoàn thành tuyến đường sẽ tạo động lực cho huyện Cao Phong thu hút khách du lịch đến với lòng Hồ Hòa Bình qua tuyến đường Bắc Phong và Thung Nai kết nối thành chuỗi du lịch tới các khu vực có sản phẩm du lịch của huyện như du lịch sinh thái xóm Mừng, chùa Khánh, chùa Quèen Ang, Đền Bồng Lai, Danh lam thắng cảnh Núi Đầu rồng, du lịch trải nghiệm vườn cây ăn quả... Đây cũng là cơ hội để Cao Phong quảng bá các sản phẩm nông sản đặc hữu, đặc sản của địa phương như cam, quýt, mía, bưởi và các sản phẩm khác… khi khách du lịch đi qua tuyến đường này, được kết nối thành chuỗi du lịch – nơi có những vườn cam, vườn bưởi nổi tiếng của địa phương”- ông Bằng cho hay.

Được biết, sau một thời gian triển khai quy hoạch hoạt động du lịch tại KDL hồ Hòa Bình có nhiều khởi sắc cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư. Đã nâng cấp, mở rộng tuyến đường 435 và mở mới tuyến đường từ Ba Khan xuống vịnh Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc và kết nối được một số tuyến đường ven hồ huyện Đà Bắc vào vùng lõi của KDL, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Sản phẩm du lịch tại KDL đã có những chuyển biến tích cực: Thay vì chỉ khai thác cảnh quan tự nhiên để phục vụ du khách tham quan trong ngày thì nay đã có các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao; một số điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, điểm du lịch cộng đồng, điểm vui chơi giải trí có chất lượng đã đi vào hoạt động để phục vụ du khách.”- ông Trường nhấn mạnh.

Hiện, KDL Hồ Hòa Bình đang tiếp tục thu hút một số tập đoàn có thương hiệu đến đầu tư những dự án du lịch có quy mô lớn, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao để đưa vào khai thác phục vụ du khách. Tổng thu từ hoạt động du lịch có mức tăng trưởng tốt. Du lịch hồ Hòa Bình đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Cũng theo ông Trường, công tác triển khai quy hoạch du lịch còn có một số khó khăn; chưa có đủ nguồn lực để triển khai các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết; việc thực hiện một số dự án đầu tư du lịch nằm trong quy hoạch triển khai còn gặp khó khăn do vướng mắc về chuyển mục đích sử dụng đất; khó khăn về giải phóng mặt bằng do gắn liền với khu dân cư... chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác đầu tư phát triển du lịch...

Trong thời gian tới tỉnh Hòa Bình sẽ tập trung bố trí nguồn lực trung lập và triển khai các quy hoạch phân khu chức năng trên Khu du lịch hồ Hòa Bình để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thu hút đầu tư phát triển du lịch; hỗ trợ công tác chuyển đổi đất và giải phóng mặt bằng; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển du lịch; tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư du lịch và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.

‘Tạo cú huých” cho phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Bài: Thu Hường

Ảnh: Minh Kỳ - Sở Du lịch

Đồ họa: Hồng Thịnh

Thu Hường - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Sáng 17/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị thực hiện quy trình về công tác cán bộ.
Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Công an tỉnh Hoà Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can có hành vi khai thác khoáng sản (đất) trái phép tại xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem thêm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã giúp các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước xây dựng đại học ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đã được áp dụng hiệu quả vào sản xuất, giảm dần nhập khẩu thiết bị, công nghệ.
Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), nhu cầu thị trường máy móc trong nước có thể đạt 310 tỷ USD vào năm 2030.
Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn đi vào hoạt động đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giải tỏa nông sản ùn tắc vào mùa cao điểm.
Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài

Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài 'sắm vai' nông dân, trải nghiệm quy trình làm cà phê

Làm tình nguyện viên ở các nông trại là cơ hội để các du khách Tây tìm hiểu văn hóa, lối sống, trải nghiệm công việc của những nông dân trồng cà phê ở Gia Lai.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Từ 2-7/12, Truyền tải điện Hà Nội đã cải tạo di chuyển đường dây 220kV tại khu vực Thường Tín, phục vụ công tác thi công dự án đường vành đai 4.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
|< < 1 2 3 4 > >|