Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Tăng tuổi nghỉ hưu tuỳ đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 23/10, cho ý kiến vào Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), cơ bản tán thành với quy định tăng tuổi nghỉ hưu, các đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét, đánh giá toàn diện các yếu tố, từ đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề… và cần được thiết kế linh hoạt hơn để Bộ luật mang tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.

Sau gợi ý thảo luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng về quy định tuổi nghỉ hưu (Điều 169), đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) dẫn dắt phần phát biểu của mình khá thuyết phục. Theo đại biểu này, ông tán thành với phương án 1, tức là tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

tang tuoi nghi huu tuy doi tuong linh vuc dia ban nganh nghe
Đại biểu đề nghị quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung cầu thị trường lao động, xu hướng già hoá dân số…

Tuy nhiên, dẫn ý kiến của cử tri qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Vượt cho biết, dù xu hướng tăng tuổi hưu cơ bản diễn ra ở các nước thiếu lao động, song với thực trạng nền sản xuất trong giai đoạn hiện nay, cùng với chủ trương tinh giản biên chế thì tăng tuổi hưu cũng đồng nghĩa với tăng thất nghiệp mà thất nghiệp sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho gia đình, xã hội.

“Người xưa đã đúc kết "nhàn cư vi bất thiện, bần hàn sinh đạo tặc" – Đại biểu Vượt nói và nhấn mạnh, thất nghiệp cũng chính là lãng phí nguồn lực vốn quý nhất cho gia đình, xã hội, cho đất nước và khẳng định quy định tăng tuổi nghỉ hưu có nhiều tác động đến tâm tư của từng gia đình và cả xã hội.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực, nhân công trực tiếp không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều công nhân từ 35 - 45 tuổi, do độ tuổi càng lớn thì sức khoẻ, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động cũng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc.

Bên cạnh nhu cầu về lao động vẫn có một bộ phận lao động trên 50 tuổi đã thấy sức khoẻ kém, không phù hợp với công việc, có nguyện vọng không còn muốn tiếp tục làm việc, nhất là các đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù, theo đó có thể được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm quy định. Như vậy, thực chất nam được nghỉ hưu sớm nhất ở tuổi 57 và nữ ở tuổi 55.

“Đối với thể trạng người Việt Nam với ngành nghề đặc biệt là không phù hợp, tôi đề nghị Quốc hội xem xét có thể nghỉ sớm hơn 10 năm so với quy định, theo đó nam là 52 tuổi và nữ 50 tuổi” – đại biểu nói và kiến nghị, khi quyết định tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến yếu tố đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn.

Trong khi đó, cho ý kiến về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc) tán thành với quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam là 3 tháng/1 năm và nữ là 4 tháng/ 1 năm, bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong luật.

Tuy nhiên, vị đại biểu đoàn Vĩnh Phúc nêu băn khoăn với quy định tại khoản 3 về người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề công việc đặc biệt, nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, làm việc ở những nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá năm tuổi.

“Như vậy, những đối tượng đã được nghỉ hưu sớm hơn từ 5 năm đến 10 năm theo Bộ luật Lao động hiện hành nay theo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chỉ được nghỉ hưu sớm hơn không quá năm tuổi thì vô lý” – ông Tiến chỉ ra bất cập và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu những đối tượng nêu trên được nghỉ hưu sớm có thể đến 10 năm.

Khẳng định ủng hộ phương án tăng tuổi nghỉ hưu như các đại biểu đã phát biểu trên, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên) nêu thực trạng, với các lao động trí thức, lao động làm việc trong các khu vực văn phòng, lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tài chính, y tế,… việc kéo dài tuổi nghỉ hưu có thể khả thi vì họ vẫn còn đủ sức khoẻ, kinh nghiệm, độ chín nghề nghiệp để làm việc.

Thế nhưng, với bộ phận lao động có mức tiền lương thấp, điều kiện sống chưa đảm bảo, nhất là đối với những công nhân lao động trực tiếp trong những ngành nghề thâm dụng lao động, như: dệt may, da giày, chế biến thuỷ hải sản hoặc môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, thường có sự suy giảm sớm về sức khoẻ và năng lực lao động. Như thế, “Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không đảm bảo an toàn lao động cho họ” – Đại biểu Mai nói và kiến nghị cân nhắc việc kéo dài tuổi nghỉ hưu của đối tượng này. Đồng thời, để đảm bảo các quy định của Bộ luật Lao động kịp thời đi vào cuộc sống khi bộ luật có hiệu lực thi hành, đại biểu đề nghị quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động kể từ ngày 01/01/2021 phải căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung cầu của thị trường lao động, xu hướng già hoá dân số ngay trong dự thảo luật này.
Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng tuổi nghỉ hưu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Các cử tri Bắc Kạn và Vĩnh Long đã đề xuất xem xét việc giảm số năm đóng tối thiểu và điều chỉnh mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, nhằm đáp ứng các đơn hàng.
Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Điêu luyện, tinh tế trong kỹ thuật chạm trổ, những nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị đặc biệt cho làng nghề.
Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 2/2024 không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2023 là 94,2%.
Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang sẽ phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động và đào tạo nghề cho 30.000 người.
Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa đổi quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% mỗi tháng từ ngày 1/7/2024.
Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan (Trung Quốc) thông báo sửa đổi, bổ sung quy định về cấp phép liên quan đến doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Đầu năm 2024, xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi khi doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực có trình độ, chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Ngày 21/2, lễ xuất quân đánh cá vụ Nam mùa xuân Giáp Thìn năm 2024 đã được tổ chức tại phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tiến hành kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào tháng 7 và tháng 11 năm 2024.
Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Theo phương án cải cách tiền lương, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% từ ngày 1/7/2024.
Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tại các Khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có gần 30 doanh nghiệp với khoảng 5.500 lao động đăng ký làm việc xuyên Tết.
Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin cảnh báo người lao động về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Hội đồng thi tuyển công chức Bộ Công Thương thông báo Danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023 như sau:
Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa chính thức trình Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ ngày 1/7/2024.
Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, ngày mùng 5 Tết sẽ bố trí các chuyến xe đón công nhân lao động quay trở lại làm việc.
92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

Tháng 1/2024, 92,4% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania phải tuyển chọn trực tiếp, sàng lọc người có nhu cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động