Rộ tin OPEC+ có thể cắt giảm thêm sản lượng Sản lượng dầu thô Mỹ sắp đạt mức kỷ lục; châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga Sản lượng điện trung bình ngày trong tuần 7 đạt 573 triệu kWh |
Tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ chậm lại
Theo EIA, sản lượng dầu thô khai thác mới tại Mỹ đã giúp kiềm chế giá dầu tăng mạnh, bất chấp việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng và những bất ổn toàn cầu, nổi bật là cuộc xung đột ở Trung Đông, gây thắt chặt nguồn cung dầu.
Mức tăng sản lượng dầu khai thác tại Mỹ chủ yếu đến từ các nhà sản xuất tư nhân. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thúc đẩy năng suất sau khi giá dầu leo thang lên mức 120 USD/thùng vào đầu năm 2022, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra.
(Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, giờ đây mức tăng trưởng sản lượng đã chậm lại đáng kể. Giá dầu giảm dẫn đến các nhà sản xuất phải thu hẹp năng suất khai thác và đóng cửa các giếng dầu. Bên cạnh đó, nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành dầu mỏ Mỹ đã xuất hiện. Những tập đoàn lớn toàn cầu đang tăng cường thâu tóm các doanh nghiệp dầu đá phiến tư nhân tại Mỹ.
Tuần trước, các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley đã hạ thấp dự báo về sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm nay, trong khi nâng dự báo đối với giá dầu Brent Biển Bắc từ biên độ 75-80 USD/thùng lên 80-85 USD/thùng.
Nhu cầu khí đốt châu Âu “chạm đáy”
Theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), nhu cầu khí đốt của châu Âu năm 2023 đã giảm xuống mức thấp nhất 10 năm, còn 433 tỷ m3.
“Tính từ khi xung đột Ukraine nổ ra, nhu cầu khí đốt ở châu Âu đã giảm 20%. Tiêu thụ giảm chủ yếu ở Đức, Italia và Anh”, IEEFA báo cáo.
Cụ thể, vào 2021, 41% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đến từ đường ống của Nga, 40% từ các đường ống khác và 19% là khí hóa lỏng (LNG). Nhưng năm 2023, 41% lượng khí đốt nhập vào là nguồn LNG.
IEEFA dự báo, nếu duy trì các chính sách và chương trình hiện hành, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ giảm xuống dưới 400 tỷ m3 vào năm 2030.
Trước đó, nhằm nhanh chóng giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, châu Âu đã đẩy mạnh xây dựng các kho cảng LNG. Theo đó, có 8 kho cảng nhập khẩu LNG đi vào hoạt động kể từ tháng 2/2022, bổ sung thêm 53,5 tỷ m3 công suất tái hóa khí mới. Ngoài ra, 13 dự án khác sẽ vận hành vào 2030, đưa công suất nhập khẩu LNG tăng 3 lần hiện tại, vượt nhu cầu của khối vào cuối thập kỷ này.