Tăng trưởng kinh tế của Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ cao hơn mức bình quân của cả nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân những tháng đầu năm của Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ đều cao hơn mức bình quân chung cả nước, trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất nước như: Hòa Bình, tăng 16,1%, Vĩnh Phúc, tăng 14,21% và Hải Phòng, tăng 13,52%...

Nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng cao

Thông tin trên vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ diễn ra ngày 14/9 theo hình thức trực tuyến.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là, “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ: Tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị

Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, song năm 2021 cũng là năm vô cùng khó khăn do nền kinh tế phải đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ 8 tháng đầu năm vẫn cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì trong bối cảnh chịu tác động mạnh từ dịch bệnh.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước, trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước, như: Hòa Bình, tăng trưởng 16,1%, Vĩnh Phúc, tăng 14,21%, Hải Phòng, tăng 13,52%, Sơn La, tăng 10,67%, Hà Nam, tăng 10,41%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng của 2 vùng đạt 406,62 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước; Tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước; Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 DN, chiếm 37,2% cả nước.

"Một số địa phương của hai vùng như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang… đã kiểm soát tốt dịch bệnh góp phần khôi phục đời sống của người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tăng trưởng kinh tế của Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ cao hơn mức bình quân của cả nước
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trung vùng

Đề xuất giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch

Dù đạt được tốc độ tăng trưởng khá tích cực, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2021. Cụ thể, Thủ đô Hà Nội dự kiến tăng trưởng trong năm 2021 khoảng 4,54%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra là khoảng 7,5-8,0%.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng của hai vùng trong năm 2021 ước đạt 7,04%. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sản xuất, kinh doanh, nhiều thị trường suy giảm mức cầu nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các địa phương trong vùng, như: Ôtô, xe máy, điện thoại, linh kiện điện tử sụt giảm.

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm 2021 và lập kế hoạch cho phát triển kinh tế - xã hội cho năm 2022, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, các địa phương cần đánh giá toàn diện, phân tích các mặt được, chưa được và làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, cũng như các giải pháp triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư 8 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2021. Từ đó, kiến nghị các giải pháp đúng, chia sẻ cách làm hay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, triển khai kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, nhất là công tác giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các địa phương của 2 vùng, dự kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022. Trong đó, cần tập trung về công tác dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới”, nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ. Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.

Đối với công tác quy hoạch, dù Chính phủ đã có hội nghị chuyên đề riêng về vấn đề này, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vẫn đề nghị các địa phương nêu thêm các khó khăn, vướng mắc; đồng thời kiến nghị đề xuất đối với việc triển khai công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch có liên quan, để có các biện pháp tháo gỡ kịp thời, nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du, miền núi Bắc bộ. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh, khơi dậy khát vọng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Qua công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có tiềm năng hợp tác sâu rộng nhờ tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong đầu tư, công nghệ.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.
Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương tổ chức.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Giữa khói lửa chiến tranh, ngành Công Thương vẫn sản xuất, chiến đấu kiên cường, giữ vững nhà máy, góp phần viết nên trang sử vàng của ý chí Việt Nam.
Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 200 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC 2025) được tổ chức vào sáng 22/4, tại Hà Nội.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động