Thứ tư 30/04/2025 01:08

Tăng sức hấp dẫn cho FDI: Cần cải thiện chất lượng lao động và chuỗi cung ứng

Có sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn những rào cản cần được khắc phục.

FDI đăng ký mới tăng mạnh

6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, FDI đăng ký mới tăng mạnh cả về số dự án và số vốn đăng ký, cụ thể, có 1.538 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 9,54 tỷ USD, tăng 18,9% về số dự án và tăng 46,9% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận về kết quả trên, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng, FDI đăng ký mới tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký, điều đó chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam.

6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD

Đặc biệt, bên cạnh dòng vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh, vốn FDI đăng ký tăng thêm trong 6 tháng đầu năm cũng vô cùng ấn tượng, thống kê có 592 lượt dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 3,95 tỷ USD, giảm 6,3% về số dự án so với cùng kỳ năm 2023 nhưng tăng 35% về số vốn đăng ký. 6 tháng đầu năm, Việt Nam cũng ghi nhận có 10,84 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, tăng 8,2% so với cùng kỳ 2023.

Bình luận về dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều tập đoàn công nghệ lớn quan tâm và đang dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam, kết quả 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực về thu hút đầu tư.

“Điều này không chỉ khẳng định môi trường kinh doanh có nhiều điểm tương đối hấp dẫn mà Việt Nam được lựa chọn trở thành địa chỉ mới trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của các quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới” – TS Nguyễn Quốc Việt thông tin.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng cơ hội thu hút FDI

Tiềm năng lớn nhưng cần gỡ bỏ rào cản

Về tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư của các nước vào Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc IPA VIETNAM, dự báo rằng Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng đầu tư ra ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đồng thời phát huy lợi thế từ các cam kết thương mại của nước sở tại. Singapore và các nước thứ ba tại Singapore cũng đang triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, điểm hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải kể đến, Việt Nam là nơi hội tụ của các tập đoàn nằm trong Top 500 thế giới đến đầu tư. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tích cực và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI sẽ có cơ hội xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, điểm kém hấp dẫn đối với môi trường đầu tư Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư nhắc đến đó là chất lượng nguồn lao động.

Tại diễn đàn Nâng cao năng suất lao động Quốc gia mới đây, TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, có thực tế là các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do dư thừa lao động có chất lượng thấp, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế.

Theo TS Phạm Xuân Khánh, điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đã phải thuê lao động nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất nghiệp ngày càng gia tăng. Các nguồn đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu không có sự thay đổi về chất lượng đào tạo kịp thời, nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, mất đi lợi thế về chi phí lao động giá rẻ.

Một yếu tố nữa cũng được đánh giá ảnh hưởng đến môi trường đầu tư Việt Nam đó là chuỗi cung ứng của Việt Nam chưa hoàn thiện. Đây là một trong những rào cản khiến môi trường đầu tư tại Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi nếu chuỗi cung ứng hoàn thiện, các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có thể chủ động gia tăng tỷ lệ nội địa hóa tại địa phương, nhưng vì chuỗi cung ứng thiếu hoàn thiện nên họ phải nhập khẩu linh, phụ kiện từ nước ngoài, gây tốn kém thời gian, chi phí và cơ hội của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, để tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện chuỗi cung ứng đang được đánh giá là rào cản cho dòng chảy FDI vào Việt Nam.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: thu hút đầu tư Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!