Doanh nghiệp ngành Dệt may

Tăng năng lực chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp (DN) ngành Dệt may đang mạnh tay đầu tư cho công nghệ sản xuất, đây không chỉ là giải pháp nhằm giảm áp lực về thời gian giao hàng, thiếu lao động, cạnh tranh về giá mà còn giúp dệt may Việt Nam tăng cường năng lực chuỗi cung ứng.
Tăng năng lực chuỗi cung ứng
Đầu tư cho công nghệ sản xuất giúp dệt may Việt Nam khắc phục hiện trạng thiếu lao động

Áp dụng công nghệ mới

Tổng công ty May 10 (May 10) là một trong số những DN duy trì được phong độ trong cơn bão thiếu đơn hàng khiến ngành Dệt may lao đao từ đầu năm tới nay. Ông Thân Đức Việt- Phó Tổng giám đốc May 10 - khẳng định, chính việc mạnh tay đầu tư cho thiết bị mới và dây chuyền sản xuất tự động đã giúp May 10 tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào.

Đơn cử, một dây chuyền sản xuất áo sơ mi, trước kia cần 2 công nhân thùa khuyết, 1 công nhân đính cúc, sau khi sử dụng các thiết bị phụ trợ, 1 công nhân có thể làm việc của 3 người, năng suất lao động cũng tăng gấp 3. May 10 còn đầu tư máy cắt tự động, đảm bảo độ chính xác cao và đồng đều của sản phẩm.

Cũng theo ông Thân Đức Việt, công nghệ phục vụ cho ngành Dệt may thế giới đang biến đổi nhanh chóng, nhiều phần mềm, thiết bị hiện đại như phần mềm thiết kế 3D đang tạo ra làn sóng mới cả về sản xuất và tiêu dùng.

Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng có dấu hiệu bão hòa, yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày một cao, trong khi giá đơn hàng ngày một thấp, đã buộc DN phải nâng cao năng suất lao động, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đầu tư cho công nghệ sản xuất mới, hiện đại là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

Cần khu công nghiệp chuyên biệt

Theo ông Park Jun Ho - Giám đốc Văn phòng đại diện Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, việc đầu tư cho công nghệ sản xuất là lộ trình phải thực hiện nhằm tăng năng lực chuỗi cung ứng. Việt Nam hiện chưa có khu công nghiệp chuyên biệt, khép kín dành cho dệt may. Vòng đời của sản phẩm thời trang rất ngắn, khoảng 2 tuần 1 lần nhà phân phối đã đưa ra yêu cầu mới. Vì vậy, sẽ rất khó đáp ứng nếu không có một vùng hay khu công nghiệp chuyên biệt nhằm kết nối chặt chẽ các công đoạn sản xuất. Ngoài ra, “DN nên đặt vào vị trí của người tiêu dùng để tìm hiểu nhu cầu về nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm, như vậy có thể dễ dàng thâm nhập thị trường hơn thay vì chỉ sản xuất những gì có thể”, ông Park Jun Ho nói.

Đại diện May 10 cho rằng, trong khối ASEAN, Việt Nam có thế mạnh về may mặc, Thái Lan, Malaysia có lợi thế sản xuất dệt, nhuộm. Vì vậy, việc liên kết thành chuỗi sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu trồng bông, xe sợi, dệt vải và may mặc trong ASEAN là rất quan trọng. Điều này sẽ không chỉ giúp phát huy thế mạnh của mỗi quốc gia, đáp ứng quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại mà còn tạo mắt xích chắc chắn để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chia sẻ với báo giới bên lề lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt may, Thiết bị và Nguyên phụ liệu Việt Nam 2016, ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - cho biết: Tình trạng khó khăn trong đơn hàng khiến mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD toàn ngành năm 2016 có khả năng không đạt được. Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, dự kiến vẫn giữ được mức tăng trưởng xuất khẩu 10% như năm 2015, với khoảng 3,5 tỷ USD giá trị. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp hơn mong muốn.

Những khó khăn này được dự báosẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2017. Để khắc phục, ngành Dệt may đã sớm xác định sẽ tập trung cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thêm thị trường. “Khi thị trường bão hòa, tiếp tục làm qua khâu trung gian sẽ không còn khả năng cạnh tranh, do đó DN phải nỗ lực đẩy mạnh khả năng giao dịch trực tiếp, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ giao hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam:

Đầu tư cho công nghệ sản xuất giúp dệt may Việt Nam khắc phục hiện trạng thiếu lao động, rút ngắn thời gian giao hàng và tạo ưu thế trước yếu tố cạnh tranh về giá.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động