Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Nâng cấp môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI mạnh mẽ hơn Giá vàng bật tăng, vì sao nhà đầu tư vẫn “ngậm ngùi” chịu lỗ?

Giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ pháp luật

Nghị quyết xác định quan điểm chỉ đạo là quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận.

Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp trong năm 2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh....

Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động;

Tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc; Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc; Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc; Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc; An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.

Mục tiêu cụ thể năm 2024, phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.

Về Năng lực Đổi mới sáng tạo của WIPO: Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc.

Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản trong xếp hạng Quyền tài sản của Liên minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc.

Tăng điểm chỉ số Thủ tục thông quan trong xếp hạng Hiệu quả logistics của Ngân hàng thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.

Về Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới: Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc; nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Để đạt các mục tiêu trên, Chính phủ sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

Các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số được phân công.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu thống kê về kinh tế số.

Về giải pháp, Chính phủ chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm như: Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia;

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững; nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Trước ngày 20 tháng 01 năm 2024, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của bộ, ngành và địa phương.

Tổ chức các hoạt động truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động