Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu

Nửa đầu năm 2019, trên phạm vi toàn quốc, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (buôn lậu) tiếp tục diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cấp, ngành, lực lượng chức năng cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu.

Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng trên cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 85.892 vụ vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp vào ngân sách nhà nước trên 6.165 tỷ đồng. Đáng lưu ý, số vụ việc vi phạm bị bắt giữ và khởi tố là 1.311 vụ, tăng trên 47% so với cùng kỳ 2018, với 1.546 đối tượng, tăng trên 56% so với cùng kỳ 2018.

tang cuong va nang cao hieu qua cong tac chong buon lau
Lực lượng liên ngành 389 Lạng Sơn kiểm tra, bắt giữ vận chuyển hàng lậu

Trên các tuyến biên giới, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép, nhất là các địa bàn trọng điểm như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… (biên giới phía Bắc) với các mặt hàng tiêu dùng, điện tử, ma túy, pháo nổ…; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… (biên giới miền Trung) với các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, động vật hoang dã, ma túy; An Giang, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang… (biên giới Tây Nam bộ) với các mặt hàng phế liệu, thuốc lá, đường cát, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng...

Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, các thành phố lớn, phát hiện nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép vàng, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, xì gà...

Trên các tuyến biển trọng điểm như Hải Phòng, Quảng Ninh, vùng biển Đông Bắc, miền Trung và phía Nam.... buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá điếu xảy ra phức tạp, lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, trung chuyển… thẩm lậu hàng hóa vào Việt Nam.

Trong thị trường nội địa, buôn bán, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng ở khắp các vùng miền, với nhiều mặt hàng như xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu… Đặc biệt, nổi lên tình trạng các đối tượng người nước ngoài cấu kết với người địa phương, thuê kho, xưởng để tàng trữ, pha chế ma túy vận chuyển đi nước thứ 3 tiêu thụ. Hoạt động buôn bán hàng hóa qua mạng Internet diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

tang cuong va nang cao hieu qua cong tac chong buon lau
Xử lý hàng hóa tang vật vi phạm bị bắt giữ

Nguyên nhân của thực trạng nêu trên, ngoài cơ chế chính sách còn kẽ hở khiến các đối tượng lợi dụng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong đấu tranh và xử lý vi phạm, thì vai trò chỉ đạo của các cấp một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc; ý thức thực thi nhiệm vụ ở một số nơi còn bị buông lỏng, thiếu trách nhiệm; một số đơn vị chức năng chưa làm tốt công tác nắm tình hình, chưa chủ động đấu tranh nên để xảy ra một số vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa nổi cộm tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách, gây bức xúc trong dư luận...

Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm vừa diễn ra, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, yêu cầu các cấp, ngành liên quan: Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công vụ, xác định trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách, điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chỉ đạo kiểm tra các cơ quan chức năng trong xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã phát hiện, bắt giữ, xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa bàn, lĩnh vực để xảy ra vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban Chỉ đạo 389 địa phương lựa chọn các đơn vị trọng điểm, lĩnh vực ngành hàng trọng điểm để chỉ đạo kiểm tra thực hiện các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, tăng cường tuyên tuyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kịp thời biểu dương những điển hình trong công tác này…

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin mới nhất

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động