Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Argentina

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống nước Cộng hòa Argentina Mauricio Macri và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-21/2.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông Mauricio Macri trên cương vị là Tổng thống Argentina. Chuyến thăm sẽ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt khi hai nước vừa kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2018.

tang cuong quan he doi tac toan dien viet nam va argentina
Tổng thống Argentina Mauricio Macri

Quan hệ ngày càng được củng cố, mở rộng

Nằm ở Nam Mỹ với diện tích 3.761.274km2, dân số 43,4 triệu người, Argentina là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latinh và xếp thứ 22 trên thế giới.

Argentina giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, quặng sắt, kim loại quý và tài nguyên nước. Với những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, Argentina có truyền thống sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp tương đối phát triển với các ngành mũi nhọn như nguyên tử, sinh học, điện tử, tin học...

Là nước lớn trong khu vực Mỹ Latinh, Argentina có vai trò quan trọng ở khu vực và quốc tế, có quan hệ ngoại giao với hơn 140 nước, là thành viên của Liên hợp quốc, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), Tổ chức các nước Châu Mỹ (OEA), Hệ thống Kinh tế Mỹ Latinh (SELA), Nghị viện Mỹ Latinh (PARLATINO), Nhóm 77, Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng Kinh tế Lòng chảo Thái Bình Dương (PBEC), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) và Cộng đồng các Nhà nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC).

Ngày 25/10/1973, Argentina là một trong ba nước Mỹ Latinh (sau Cuba và Chile) thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trước năm 1975. Việt Nam và Argentina tuy xa cách về địa lý, nhưng nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị, luôn dành cho nhau tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báu. Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ phong trào quần chúng nhân dân Argentina đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn thăm các cấp, nổi bật về phía bạn có các đoàn Tổng thống Carlos Memem vào tháng 2/1997, Tổng thống Cristina Fernandez vào tháng 1/2013, gần đây nhất, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Jorge Faurie vào tháng 7/2018 diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao...

Về phía Việt Nam có Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 3/2006), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tháng 4/2010), các cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Argentina Mauricio Macri với Chủ tịch nước Trần Đại Quang bên lề Diễn đàn “Vành đai, con đường” tại Bắc Kinh (tháng 5/2017).

Tháng 6/2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương Tổng thống Argentina Mauricio Macri...

Trong năm 2018, hai bên đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Argentina. Cùng với đó, một loạt các sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đã được tổ chức thành công thời gian qua, trong đó có cuộc họp Ủy ban Hợp tác liên chính phủ giữa kỳ, lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, nhóm nghị sỹ hữu nghị Argentina-Việt Nam đã được tái thành lập. Đây là những minh chứng cho thấy mối quan hệ ngày càng được củng cố và mở rộng giữa hai nước.

Những năm qua, hai nước đã thiết lập nhiều cơ chế và thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt. Gần đây hai nước đã khôi phục lại hoạt động của Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ (thành lập từ năm 1999) và tiến hành các khóa họp. Cho tới nay, hai bên đã ký kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận hợp tác như khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác kinh tế-thương mại, hợp tác công và nông nghiệp, hợp tác thú y, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hợp tác khoa học-công nghệ, hợp tác hai ngành thanh tra, hợp tác thể thao, hợp tác văn hóa-giáo dục, hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, Tuyên bố chung cấp cao, Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác, năng lượng, Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao về đàm phán kinh tế-thương mại và Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 giữa hai Bộ Văn hóa, Hiệp định Khung về hợp tác kỹ thuật, Bản ghi nhớ về Hợp tác Pháp y giữa Nhóm nhân chủng học pháp y Argentina và Viện pháp y quốc gia Việt Nam...

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Argentina Đặng Xuân Dũng cho biết ngoài việc trao đổi thường xuyên đoàn các cấp qua các kênh Đảng, Chính phủ và Quốc hội, các cơ chế quan trọng của quan hệ song phương như Ủy ban liên chính phủ vừa họp lần 6, tham khảo chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao tiếp tục được duy trì với tính thiết thực, hiệu quả được nâng cao. Hai nước cũng ủng hộ nhau và hợp tác hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) và Hợp tác Nam-Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam là một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của Argentina ở châu Á.

Theo Đại sứ Đặng Xuân Dũng, trong bối cảnh tình hình thế giới và mỗi khu vực khá phức tạp, kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại, quan hệ hợp tác song phương, cũng như là đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Argentina vẫn giữ được đà phát triển khá tích cực dù phải chịu một số tác động từ tình hình bên ngoài cũng như tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Argentina.

Cụ thể kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Argentina năm 2013 đạt 1,4 tỷ USD; năm 2014 đạt 1,92 tỷ USD; năm 2015 đạt gần 2,5 tỷ USD; năm 2016 đạt khoảng 3 tỷ USD; năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3,03 tỷ USD (kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp 10 lần trong vòng một thập kỷ, từ 316 triệu USD năm 2007, lên hơn 3 tỷ USD năm 2017), năm 2018 đạt 2,9 tỷ USD, cao nhất trong các nước Đông Nam Á.

Kết quả này đã đưa Argentina trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh và ngược lại, Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Argentina trên phạm vi toàn cầu. Hai nước đang nỗ lực nhằm đưa trao đổi thương mại song phương lên mức 5 tỷ USD trong thời gian tới. Hiện nay Argentina có bốn dự án đầu tư, đứng thứ 106/129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Argentina là: dệt may, giầy dép, cao su, điện-điện tử, nồi hơi, thiết bị dụng cụ cơ khí, đồ gỗ, phụ tùng xe đạp và xe máy, vali, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ.

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Argentina là đậu tương, lúa mỳ, phụ phẩm gia súc, tân dược, hóa chất, chất dẻo, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc, ôtô, linh kiện ôtô, sữa, sản phẩm sữa, da bò, gỗ, hạt nhựa, thép, rượu vang. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại Argentina đã ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm góp phần gia tăng hơn nữa trao đổi thương mại song phương.

tang cuong quan he doi tac toan dien viet nam va argentina

Ngoài ra, Việt Nam và Argentina cũng tăng cường thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, giáo dục, đào tạo tiếng Tây Ban Nha... Quan hệ trên các lĩnh vực như du lịch, giáo dục, văn hóa giữa hai nước cũng phát triển nhanh chóng, thể hiện qua các cuộc giao lưu giữa các trường đại học hai nước, giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật.

Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm Việt Nam đón khoảng 10.000 khách du khách Argentina. Mới đây, ngày 24/10/2018, Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, chính quyền tỉnh Santa Fe và Nhà châu Á đã phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa và du lịch Việt Nam tại Thủ đô Buenos Aires. Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (25/10/1973-25/10/2018).

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống nước Cộng hòa Argentina Mauricio Macri là bằng chứng sinh động về tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Argentina đối với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nhất là sau khi Argentina vừa ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) với ASEAN đầu tháng 8/2018. Đây cũng là cơ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác, đầu tư, thương mại hai nước, mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác mang tầm chiến lược giữa Việt Nam-Argentina.

Theo Thegioitiepthi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quan hệ đối tác toàn diện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động