Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và MTTQ Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ phối hợp củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ trong xã hội.
Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Chiều 17/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN)

Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường...

Nâng cao chất lượng công tác dân nguyện

Đánh giá tại hội nghị, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều nhất trí cho rằng trong năm 2022, hai cơ quan đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thực chất các nội dung Quy chế phối hợp đã đề ra, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước.

Hai cơ quan đã tích cực phối hợp thực hiện một số cuộc vận động, chương trình lớn, tổ chức nhiều hội nghị phản biện xã hội về các dự án Luật quan trọng, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp trên 5.000 ý kiến, kiến nghị cử tri gửi tới Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp bất thường; phối hợp triển khai các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là giám sát về công tác quy hoạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Các ý kiến tại hội nghị đánh giá cao tinh thần đổi mới mạnh mẽ, dân chủ và hành động quyết liệt của Quốc hội khóa XV trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thể hiện rõ nét tinh thần gần dân, lắng nghe nhân dân, tiếp thu có chọn lọc ý kiến của nhân dân, đưa cuộc sống vào hoạt động nghị trường và các quyết sách của Quốc hội nhiều hơn, do đó được nhân dân tin tưởng.

Các ý kiến đánh giá cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, nhất là việc chú trọng giám sát lại kết quả thực hiện các kết luận giám sát; cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo Quốc hội đã rất lắng nghe ý kiến, đề xuất của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cử tri về các vấn đề nóng trong thực tiễn cuộc sống, đơn cử như vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện đã được đưa vào chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng Đề án nâng cao chất lượng công tác dân nguyện; cho rằng nội dung này đã thực hiện đúng di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, thế giới này không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân."

Để hoạt động phối hợp giữa hai bên ngày càng thực chất, gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân hơn nữa, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh tới việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hiện nay, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện một số dự án trong giai đoạn 2020-2025 vẫn chưa được hoàn thành, trong đó có Dự án về triển khai đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn. Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn, trong chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm, giám sát thật kỹ và chỉ rõ nguyên nhân của vấn đề này.

Góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá rất cao đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vào thành tựu chung khá toàn diện của đất nước trong năm 2022.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã góp phần củng cố, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội; chú trọng công tác tôn giáo, dân tộc; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, tăng cường thực hành dân chủ ở cơ sở, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Nhấn mạnh những kết quả tích cực trong công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội mong muốn trong năm 2023, hai cơ quan tiếp tục tăng cường phối hợp trong việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ trong xã hội, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân để đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Tang cuong phoi hop giua Uy ban Thuong vu Quoc hoi va MTTQ Viet Nam hinh anh 2
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hai bên cần chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội đồng tư vấn của Mặt trận Tổ quốc trong công tác xây dựng pháp luật năm 2023.

Tang cuong phoi hop giua Uy ban Thuong vu Quoc hoi va MTTQ Viet Nam hinh anh 3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhấn mạnh nhiệm vụ lập pháp năm nay của Quốc hội tương đối nặng, trong đó có nhiều dự luật khó, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân như: dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật Giá (sửa đổi), dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)..., Chủ tịch Quốc hội đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tích cực đóng góp ý kiến về các dự luật này.

Đề cập đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ tiến độ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự này ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm, chưa được như mong muốn và yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan tâm thúc đẩy hơn nữa nhiệm vụ này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể phối hợp tổ chức Hội nghị chung để nghe ý kiến của đại diện các tầng lớp nhân dân về dự án luật quan trọng này.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013. Đây là sự kiện lớn khởi đầu trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

“Đảng đoàn Quốc hội cũng đã có yêu cầu bất cứ ý kiến nào của người dân, doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội... đều phải được tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình. Do đó, chúng tôi rất mong Mặt trận Tổ quốc tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phản biện chính sách. Cần thiết ở bất cứ giai đoạn nào, các đồng chí có ý kiến, có văn bản phản ánh, đóng góp ý kiến thì Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu," Chủ tịch Quốc hội nói.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai cơ quan tập trung hoàn thành việc tổng kết, rà soát Nghị quyết liên tịch 525 ngày 27/9/2012; phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các chuyên đề giám sát, đôn đốc thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát.

Theo yêu cầu của Ban Bí thư, từ năm nay, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tốt nội dung này để trình Quốc hội để nhân dân cũng giám sát lại hoạt động của Quốc hội và Mặt trận.

Đặc biệt, năm 2023, Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm về người mà Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ tốt hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Ghi nhận các kiến nghị về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Trước hết, pháp luật phải kín kẽ, không để sơ hở để không có điều kiện làm sai. Đảng đoàn Quốc hội đang tập trung cho vấn đề này và cũng vừa hoàn thành báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật chỗ nào có khả năng sơ hở và dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Chúng ta làm tốt công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật thì sẽ góp phần 'đánh chuột mà không để vỡ bình,' thậm chí còn không phải đánh, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói 'không dám, không muốn và không thể.' Quốc hội sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác này," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai cơ quan phối hợp rà soát, đánh giá, cập nhật tình hình, xác định đúng, trúng các nội dung để đưa vào Chương trình giám sát năm 2024 của Quốc hội; tăng cường phối hợp để tiếp tục tạo chuyển biến trong nâng cao chất lượng công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội cũng như các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện; giám sát, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giải quyết kịp thời các kiến nghị.

Đồng thời, hai bên phối hợp chỉ đạo các Đoàn đại biểu Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri, đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc cử tri hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế, thu hút rộng rãi, đông đảo cử tri tham gia với tinh thần luôn đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân./.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch "xanh"

Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch "xanh"

Ngành du lịch không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch "xanh", du lịch bền vững theo đúng chủ trương nhất quán của Đảng.
Nhiều hoạt động của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế

Nhiều hoạt động của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An, thăm khu tái định cư Hương Sơ và Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
5 thành phố trực thuộc trung ương đóng góp hơn 34% GDP cả nước

5 thành phố trực thuộc trung ương đóng góp hơn 34% GDP cả nước

5 thành phố trực thuộc trung ương đóng góp hơn 34% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 52% thu ngân sách cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khát vọng khởi nghiệp là hoài bão giúp tiến lên thành công, hướng đến điều tốt đẹp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khát vọng khởi nghiệp là hoài bão giúp tiến lên thành công, hướng đến điều tốt đẹp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2023, sáng ngày 25/3, tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thường trực Chính phủ: Chú trọng đầu tư 2 dự án đường cao tốc tăng tính liên kết vùng

Thường trực Chính phủ: Chú trọng đầu tư 2 dự án đường cao tốc tăng tính liên kết vùng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Thường trực Chính phủ về dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây và cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Chương trình "Bình Dương: Khởi động – Kết nối - Phát triển mới"

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Chương trình "Bình Dương: Khởi động – Kết nối - Phát triển mới"

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự tham dự và phát biểu chỉ đạo tại sự kiện Chương trình "Bình Dương: Khởi động – Kết nối - Phát triển mới"
Thanh tra Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ kê khai tài sản

Thanh tra Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ kê khai tài sản

Công tác tập huấn nghiệp vụ kê khai tài sản, thu nhập đã được Thanh tra Bộ Công Thương khẩn trương triển khai.
Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tiến độ dự án nhà ga T2 sân bay Phú Bài

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tiến độ dự án nhà ga T2 sân bay Phú Bài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Thừa Thiên Huế.
Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”

Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”

Chủ tịch nước nhấn mạnh “Nghìn việc tốt” là phong trào có sức sống mãnh liệt, lâu dài, có ý nghĩa và giá trị to lớn vì có nội dung rất gần gũi,i...
Tổng Bí thư dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức

Tổng Bí thư dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức

Sáng ngày 24/3, tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động nắm bắt tình hình, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm.
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc

Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc

Ngày 24/3/2023, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Bộ Công Thương ký kết phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Bộ Công Thương ký kết phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Ngày 23/3, Bộ Công Thương tổ chức ký kết quy chế phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

Ngày 23/03/2023, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) chính thức tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV - Nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ giải quyết khó khăn, vướng mắc và thực hiện các dự án đầu tư thành công.
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp: Vai trò đồng hành của báo chí

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp: Vai trò đồng hành của báo chí

Công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp Việt Nam cần có vai trò đồng hành của báo chí trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Chiều ngày 21/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn.
Chính phủ yêu cầu rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Chính phủ yêu cầu rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại, xác định đầy đủ Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối

Ngày 21/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản).
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Làm một vụ việc nhưng cảnh tỉnh cả một vùng

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Làm một vụ việc nhưng cảnh tỉnh cả một vùng

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều tra vụ án là xác định những sơ hở trong công tác quản lý để tạo cơ chế không thể tham nhũng.
Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Viện trưởng Lê Minh Trí nêu giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám tham nhũng"

Viện trưởng Lê Minh Trí nêu giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám tham nhũng"

Để cán bộ "không muốn, không dám và không thể tham nhũng", Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đưa ra 3 giải pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí

Chiều ngày 20/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đến thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?

Theo đại biểu Quốc hội, việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân.
Án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải do tâm lý nể nang, né tránh?

Án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải do tâm lý nể nang, né tránh?

Đại biểu Quốc hội chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình về vấn đề án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải là do nể nang hay không?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động