EVFTA được ví như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa cho tất cả các bên, bao gồm: Các DN, đối tác của Việt Nam, EU, người dân và du khách. Chia sẻ về nhận định này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn IPPG - cho biết, trước đây, mỗi lô hàng trị giá khoảng 100 triệu USD được IPPG nhập về sẽ chỉ thu về khoảng 50 triệu USD, còn lại phải tái xuất về nhà cung cấp để được hoàn thuế. Nhiều người cho rằng IPPG bán giá cao, nhưng với mức thuế nhập khẩu (NK) 30% và VAT 10% thì giá cao là khó tránh khỏi, trong khi ở các thị trường như: Singapore, Hồng Kông... thuế đều bằng 0%. Dẫn tới khách du lịch tới những nơi này mua sắm rất đông, giúp khu phi thuế quan, factory outlet (nơi bán hàng từ nhà máy tới cửa hàng) của họ ngày càng phát triển.
Với Việt Nam, 3 năm tới sẽ có khu phi thuế quan và factory outlet tại Phú Quốc, Đà Nẵng, Bắc Văn Phong (Khánh Hòa), từ đó thu hút hàng trăm triệu khách du lịch từ Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ... tới mua sắm. Dự kiến những khu phi thuế quan, factory outlet này sẽ tiêu thụ 3-5 tỷ USD hàng hóa của EU, giúp cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU.
EVFTA mở ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt |
Trên thực tế, EVFTA sau hơn 2 tháng thực thi đã có nhiều tín hiệu lạc quan trong thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều. Theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang EU đạt 3,78 tỷ USD, cao hơn bình quân 7 tháng đầu năm khoảng 600 triệu USD. Cũng trong tháng 8, hàng NK từ EU vào Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD, cao hơn bình quân NK 7 tháng đầu năm khoảng 200 triệu USD.
Bên cạnh đó, EVFTA cũng đặt thách thức đối với DN trong nước khi kinh doanh tại thị trường có tiêu chuẩn cao như EU, cùng với đó hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh khi mở cửa cho hàng hóa EU.
Những thách thức khi XK vào thị trường EU được ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham) - nhận định: Các DN không chỉ thực hiện các điều kiện của EVFTA mà còn phải thực thi các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đáp ứng các vấn đề về sản xuất xanh. Các nhà NK EU cũng rất quan tâm tới các vấn đề về lao động, bình đẳng giới của những DN sản xuất Việt Nam…
Để thực thi EVFTA đạt hiệu quả cao nhất, EuroCham đang cân nhắc mở phòng thương mại không chỉ dành cho các DN EU mà cả các DN có quan hệ thương mại với EU. Khi đó, DN Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia và trở thành thành viên của EuroCham. Tổ chức này cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để tìm giải pháp đơn giản quy trình NK hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan tại TP. Hồ Chí Minh xuống ngang bằng với Singapore.
Về phía hải quan, ông Đinh Ngọc Thắng - Cục trưởng Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, ngành hải quan sẽ tiếp tục giảm thủ tục hành chính, chủ động ứng dụng 4.0 nhằm nâng cao công tác điều hành, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, đồng thời, sẵn sàng tham vấn chuyên sâu cho DN về EVFTA, giúp DN yên tâm XK. nÔng Nicolas Audier
Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham): Sắp tới, nhiều đoàn công tác của EU sang Việt Nam và có rất nhiều hội thảo được tổ chức để thúc đẩy việc thực thi EVFTA. Theo đó, không chỉ thúc đẩy luân chuyển hàng hóa mà sẽ có những luồng đầu tư từ EU vào Việt Nam. |