Tăng cường giám sát thực hiện các FTA có hiệu lực

Cho đến nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên đã thực hiện tốt các mục tiêu chính, có sức lan tỏa sâu rộng, tạo lợi ích cho nền kinh tế. Đó là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng; thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) không chỉ các FDI bình thường mà cả đầu tư công nghệ và theo chuỗi; nâng cao sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước và góp phần cải thiện chính sách, pháp luật.
Hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về cam kết Hiệp định CPTPP Bộ Công Thương tích cực, chủ động hướng dẫn doanh nghiệp thực thi các FTA thế hệ mới Thị trường CPTPP ưa chuộng hàng hóa Việt Nam EVFTA có hiệu lực: Sức ép nào cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ? Mong đợi EVFTA có hiệu lực để tạo lực đẩy cho thương mại, đầu tư Việt Nam – Hà Lan

Đó là những đánh giá của các thành viên Đoàn giám sát “Việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên” của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Bộ Công Thương vào sáng ngày 22/7.

tang cuong giam sat to chuc thuc hien cac fta co hieu luc

Nhiều tác động tích cực

Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 tới nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA, trong số 13 FTA đã ký (12 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA đã ký và phê chuẩn, nhưng chưa có hiệu lực) và 3 FTA đang đàm phán (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA giữa Việt Nam và Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA), FTA giữa Việt Nam và Israel. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, các FTA này đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Trong số 13 FTA đã ký, có 2 Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn là CPTPP và EVFTA, 11 FTA khác thuộc thẩm quyền Chủ tịch nước, Chính phủ. Đối với Hiệp định CPTPP, sau hơn 1 năm đi vào thực thi, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang 6 nước đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP năm 2019 đạt gần 35,4 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2018. Ngoại trừ Australia giảm và Singapore giữ mức tương đương, trong 6 đối tác đã thực thi CPTPP, năm 2019, xuất khẩu sang Canada tăng mạnh nhất (29,8%), sau đó là Mexico (26,3%). Đây chính là hai đối tác có quan hệ FTA mới. Tuy nhiên, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước đối tác CPTPP phần lớn còn thấp. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường các đối tác này.

Đối với 11 FTA truyền thống, tác động rõ rệt nhất đối với thương mại hàng hóa chính là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng rõ rệt. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA đã tăng rõ rệt, đạt 123,11 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có 2 đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 tỷ USD. Còn xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chile 28,9% và Trung Quốc 20,9%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA của Việt Nam là 186 tỷ USD.

tang cuong giam sat to chuc thuc hien cac fta co hieu luc
Ông Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại, Phó trưởng Đoàn giám sát

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là nước nhập siêu từ các thị trường có FTA do hai thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam là Hoa Kỳ và EU đều chưa có FTA được đưa vào thực thi. Lý giải điều này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, do các FTA Việt Nam tham gia cho tới nay về cơ bản là với các nước có cơ cấu kinh tế tương đối giống Việt Nam. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng, thậm chí là cạnh tranh với ta như Ấn Độ, ASEAN, Trung Quốc… nên lợi ích thu được từ các FTA chưa mang tính đột phá.

Các FTA mà Việt Nam là thành viên đem về thành tích rõ rệt về lượng, song vẫn chưa được chuyển đổi thành tích về chất” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thẳng thắn thừa nhận.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên Đoàn giám sát – cho rằng, các FTA đối với các đối tác có nền sản xuất mang tính bổ sung như Nhật Bản, New Zealand, Chile… đem lại tác động tích cực. Thời gian tới, sẽ đàm phán với Khối thị trường chung Nam Mỹ. Đây cũng là nền kinh tế có tính bổ sung. Việc này nên bám sát và coi đó là định hướng, nên có sự thông tin rộng rãi hơn để các cấp, ngành đặc biệt đại biểu quốc hội, người dân, doanh nghiệp biết thêm định hướng này. Điều này tăng thêm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. “Tuy nhiên, đối với các đối tác có nền kinh tế cạnh tranh với Việt Nam, có cái Việt Nam đã đàm phán và chưa đàm phán, làm thế nào điều chỉnh để tiếp tục khai thác các đối tác này”- ông Nguyễn Mạnh Tiến nhấn mạnh.

tang cuong giam sat to chuc thuc hien cac fta co hieu luc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc

Tăng cường giám sát thực thi

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Để kịp thời triển khai các FTA mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, Chính phủ luôn kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về các quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, biểu thuế các loại hàng hóa để hướng dẫn chi tiết thực thi cam kết trong các FTA mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, việc cải cách thể chế, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các FTA vẫn còn chậm. Ông Nguyễn Sĩ Cương - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, thành viên, Tổ trưởng Tổ Giúp việc Đoàn giám sát - cũng thừa nhận, việc ban hành văn bản thực thi còn chậm so với kế hoạch, kể cả CPTPP và các FTA đặt ra việc sửa đổi, xây dựng mới các văn bản. Có những văn bản chậm 1 - 2 tháng, thậm chí có văn bản chậm 5 tháng và nhiều nhất là chậm 11 tháng.

Việc ban hành văn bản này là rất quan trọng vì đây là hành lang pháp lý để triển khai việc thực hiện các FTA. Nếu không sửa văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải đối mặt bị kiện trong các cam kết mà Hiệp định đưa ra”- ông Nguyễn Sĩ Cương nhấn mạnh.

tang cuong giam sat to chuc thuc hien cac fta co hieu luc
Đoàn Bộ Công Thương tham gia buổi làm việc với Đoàn giám sát

Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát định kỳ kết quả thực hiện các FTA thời gian qua chưa được giám sát sát sao. Ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông, thành viên Đoàn giám sát - đề xuất Ủy ban đối ngoại, Ủy ban kinh tế của Quốc hội có chương trình, kế hoạch về việc giám sát này, không nhất thiết có Hội đồng giám sát tối cao để đôn đốc, thúc đẩy, để không tăng thêm đầu mối và tạo sức ép các cơ quan thực thi rà soát đôn đốc nghiêm túc.

“Có lẽ hàng năm, bất kỳ FTA mới nào Chính phủ ký nên có ngay Đoàn giám sát để thúc đẩy Chính phủ vào cuộc. Đồng thời tăng cường công tác giám sát, đặc biệt giám sát các FTA mới ký, để đưa các FTA đi vào cuộc sống ngay” - ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến cho hay.

Từ năm 2019, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 789/NQ-UBTVQH14 ngày 17/10/2019 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên”. Ông Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại, Phó trưởng Đoàn giám sát – cho biết, Đoàn giám sát gồm 29 thành viên và Tổ giúp việc thực hiện giám sát việc thực hiện các FTA mà Việt Nam làm thành viên. Ngay tháng cuối năm 2019, Đoàn giám sát đã phê duyệt đề cương báo cáo để phù hợp với các bộ, ngành. “Đến nay, cơ bản nhận đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu giám sát. Đã có 62/63 tỉnh, thành phố; 22/23 bộ ngành; 11 tập đoàn, tổng công ty lớn; 23 hiệp hội đã gửi báo cáo và 41 báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội” – ông Nguyễn Văn Giàu thông tin.

Đặc biệt, từ cuối tháng 2, đoàn giám sát đã chuẩn bị tổ chức đi thực địa, giám sát các tỉnh miền Trung, khu IV, tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên hoãn đến đầu tháng 7, Ủy ban qhường vụ Quốc hội mới kết nối lại hoạt động các cơ quan Quốc hội tại địa phương. Trưởng đoàn giám sát đã có đề nghị làm việc với một số bộ ngành trước rồi mới làm phiên toàn thể, xây dựng báo cáo với Ủy ban Thường vụ rồi báo cáo tiếp.

Sắp tới Đoàn giám sát sẽ làm việc với Chính phủ, Quốc hội, thể chế hóa chính sách đường lối của Đảng. Bộ Công Thương cũng sẽ được giao giúp cho Chính phủ làm báo cáo này. Vì vậy, cần mạnh dạn chỉ ra văn bản quy phạm pháp luật nào chậm, chỉ rõ trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương” - ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế làm Phó Trưởng Đoàn giám sát thông tin thêm.

Ngoài ra, với công tác tuyên truyền, các thành viên Đoàn giám sát cũng đề xuất cần phân loại đối tượng để phổ biến tuyên truyền các FTA, sản phẩm tuyên truyền phải cụ thể như xuất bản cẩm nang, câu hỏi vấn đáp. Tuy nhiên, việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao khi các doanh nghiệp chủ động, sẵn sàng mọi tâm thế để thực thi các FTA có hiệu quả.

Đặc biệt, vấn đề tận dụng biện pháp phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, cần tư vấn cho doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để vào thị trường các nước, đảm bảo xuất siêu chứ không triền miên nhập siêu; chuẩn bị khả năng giải quyết tranh chấp thương mại; rà soát lại Chiến lược tổng thể về tham gia FTA, cập nhật bổ sung đến năm 2030.

Thu Phương - Bùi Hùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động