Thứ sáu 09/05/2025 20:20

Tân Việt Phát hứa nộp lại 45 tỷ đồng nếu tòa xác định được là thiệt hại của vụ án

Tại phiên xét xử, Công ty Tân Việt Phát đồng tình ý kiến của UBND Bình Thuận, hứa sẽ nộp 45 tỷ đồng nếu tòa xác định được số tiền này là thiệt hại của vụ án.

Ngày 11/5, Toà án nhân dân Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi tại phiên xử cựu Chủ tịch UBND tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic Nguyễn Ngọc Hai cùng 2 cựu Phó chủ tịch tỉnh Lương Văn Hải, Nguyễn Văn Phong và 9 bị cáo khác liên quan những sai phạm khi giao đất trái quy định cho Công ty Tân Việt Phát.

Cáo trạng nêu năm 2013, Bình Thuận chủ trương bán đấu giá 3 lô đất có tổng diện tích hơn 9 ha tại TP Phan Thiết, với giá khởi điểm là hơn 111 tỷ đồng (khoảng 1,2 triệu đồng/m2) để xây dựng nhà ở thương mại, nhưng không có tổ chức hay cá nhân nào mua.

Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Công ty Tân Việt Phát phải nộp thêm vào ngân sách Nhà nước số tiền 45 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Năm 2017, sau khi Công ty Tân Việt Phát (do ông Nguyễn Ngọc Phương làm tổng giám đốc) có văn bản đề nghị được giao 9,2 ha đất, ông Hai và các bị cáo đã đồng ý giao khu đất trên cho Tân Việt Phát với giá năm 2013 là 111 tỷ đồng, thấp hơn thị trường.

Trả lời Hội đồng xét xử, với vai trò là nguyên đơn dân sự trong vụ án, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc Công ty Tân Việt Phát (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) phải nộp thêm vào ngân sách Nhà nước số tiền 45 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Ngoài ra, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận còn đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ của tỉnh Bình Thuận với lý do: “Họ nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và đã công tác nhiều năm, từ cơ sở đến cấp tỉnh, có nhiều cống hiến trong quá trình công tác”.

Theo đại diện UBND tỉnh Bình Thuận, khu đất trong vụ án vốn là nghĩa địa, nhiều mồ mả, hố sâu khi di dời hài cốt nên không mỹ quan; các nhà đầu tư không quan tâm nên khó đấu giá. Trong khi đó, áp lực thu ngân sách của tỉnh Bình Thuận lớn nên các bị cáo trong vụ án đã bán đất cho Công ty Tân Việt Phát vì mục đích chung, vì tỉnh, chứ không vụ lợi cá nhân.

Trình bày trước Hội đồng xét xử, đại diện Công ty Tân Việt Phát đồng tình ý kiến của đại diện UBND Bình Thuận, hứa xin nộp số tiền 45 tỷ đồng nếu như tòa án xác định số tiền này là thiệt hại của vụ án.

Đại diện Công ty Tân Việt Phát cho biết, Công ty Tân Việt Phát không đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận áp giá thấp khi xin mua và giao đất. Công ty chỉ gửi công văn đề nghị với tỉnh Bình Thuận nội dung, công ty khó khăn vì không bán được, hiện trạng đất là mồ mả nên đề nghị giao không qua đấu giá.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hội đồng xét xử

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp