Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI

Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, trong những năm qua, thu hút đầu tư FDI từ khối này ngày càng khả quan hơn.
Chưa hết năm Đồng Nai đã vượt kế hoạch thu hút đầu tư FDI EuroCham: Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI TP. Hải Phòng lập Ban Chỉ đạo tăng trưởng xanh, xây dựng chiến lược thu hút đầu tư FDI

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang là một hiệp định hấp dẫn đối với những nước thành viên trong khối với nhiều ưu đãi.

Đối với Việt Nam, cùng với ý nghĩa gia tăng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, CPTPP còn là cơ hội để thu hút FDI từ các đối tác. Nguyên nhân là do Hiệp định CPTPP gỡ bỏ 95% sắc thuế hải quan của thị trường trên 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới, với các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia.

Có thể thấy, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, trong những qua, thu hút đầu tư FDI từ khối này ngày càng khả quan hơn. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2019, Việt Nam thu hút FDI xấp xỉ 9,5 tỷ USD từ các nước CPTPP thì đến năm 2022, Việt Nam thu hút FDI được khoảng gần 11,5 tỷ USD từ các nước CPTPP, tăng 2,6 tỷ USD so với năm 2021.

Cùng với đó, số dự án cấp mới đạt 577 dự án, tăng 77 dự án so với năm 2021. Trong đó, các thành viên CPTPP có tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là Singapore với 6,4 tỷ USD, Nhật Bản với 4,7 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có 2.254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tăng 66,3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,23 tỷ USD, trong đó, riêng 2 thành viên CPTPP là Singapore và Nhật Bản đã đóng góp 67%. Cụ thể, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,98 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,9 tỷ USD.

Những năm tới, thu hút FDI của Việt Nam từ các nước CPTPP có khả năng sẽ tiếp tục tăng lên, nhờ Brunei, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Australia vốn là những đối tác truyền thống về thương mại và đầu tư. Canada và Mexico là 2 thị trường có tiềm năng lớn.

Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” cho FDI
Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” của FDI

Đáng chú ý, với 16 FTA đã ký kết, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết trong mắt các nhà đầu tư CPTPP, đặc biệt là các nước đối tác đã tham gia nhiều FTA, hoặc cùng tham gia vào những FTA trong đó có Việt Nam, như Singapore (cùng Việt Nam gia RCEP, và các FTA của ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ); hoặc như Nhật Bản, Australia (cùng Việt Nam tham gia RCEP, các FTA của ASEAN với Australia, New Zealand, Nhật Bản).

Điển hình, đi theo dòng vốn FDI, hai nước Việt Nam - Nhật Bản có nhiều kế hoạch hợp tác chuyển giao công nghệ hết sức cụ thể. Vừa qua, trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động hợp tác thuộc lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ trong những năm tới.

Theo đó, Nhật Bản sẽ triển khai các dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt nam, như: Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” (SME Promotion & Industrial Development project) do JICA thực hiện; Chương trình “Đào tạo cho các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam” do tổ chức hợp tác kỹ thuật nước ngoài và đối tác bền vững (The Association for Overseas Technical Cooperation and Sustainable Partnerships -AOTS) thực hiện. Nhật Bản đã cử một số chuyên gia hỗ trợ các Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong công tác vận hành và nâng cao nguồn nhân lực.

Cùng với đó, trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi nội dung Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam – Nhật Bản tại văn bản số 296/CN-CNHT ngày 28/8/2020. Trong đó, chiến lược tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành ưu tiên (điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô) thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng... và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cụ thể cho 6 ngành ưu tiên.

Bên cạnh Nhật Bản, Singapore là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 70 tỷ USD. Các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) chính là biểu tượng của sự hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ giữa hai nước. Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư từ Singapore vào Việt Nam dựa trên chiến lược hợp tác kinh tế và chuyển giao công nghệ thuộc 5 trụ cột, bao gồm: Kết nối năng lượng; phát triển bền vững; cơ sở hạ tầng; kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo; kết nối (bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, tài chính, công nghệ thông tin và viễn thông, du lịch, đầu tư, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải.

Việc thúc đẩy FDI từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục theo hướng tăng cường hợp tác và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế số và đổi mới sáng tạo; hạ tầng; phát triển bền vững, đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu; và đẩy mạnh kết nối nhiều mặt về thương mại, đầu tư, tài chính, giao thông - vận tải, du lịch.

Các chuyên gia đánh giá, để khai thác triệt để cơ hội thu hút FDI từ các nước thành viên CPTPP, các hoạt động xúc tiến đầu tư cần chuyển trọng tâm từ hội nghị, hội thảo sang tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Tận dụng được lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa tại thị trường Hungary.
EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

Theo EuroCham, năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2023 suy giảm mạnh và tiếp tục dự báo còn nhiều thách thức trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

EVFTA không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mà còn mang lợi thế cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín để khai thác được giá trị cao hơn, bền vững hơn tại EU.
Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Với 9 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đưa vào thực thi, nhiều doanh nghiệp EU đã tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

EU là thị trường lớn nhất, tiêu thụ 40% cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định EVFTA đang mang lại cả cơ hội và sức cạnh tranh tại thị trường này.
Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang đến để duy trì và tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước gặp trở ngại khi tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Lực cản lớn nhất là nguồn nhân lực còn yếu, thiếu.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA.
Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Với EVFTA, để tận dụng cơ hội trong thách thức, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đồng hành cùng doanh nghiệp tăng cường những giải pháp cần thiết và kịp thời.
Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Không chỉ nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu về chống mất rừng từ EU, ngành cà phê Việt Nam còn nghiêm túc đầu tư nâng cao chất lượng để tận dụng Hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Để xuất khẩu, xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt tại thị trường EU, giải pháp trước mắt là xây dựng hệ sinh thái kết nối chủ thể trong EVFTA.
EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới rất toàn diện, song đây cũng là Hiệp định có những quy định khắt khe về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

CBAM là một nhánh của Thoả thuận xanh EU khi đi vào thực thi sẽ có một số ngành hàng chịu tác động sớm, nhất là xuất khẩu sang EU.
EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

Với việc triển khai Hiệp định EVFTA, nhiều cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan tiếp tục được mở ra.
Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Việt Nam - Rumani cần tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau, thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Để cà phê xuất khẩu được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã nỗ lực chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững.
EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

Việt Nam là một trong số ít các nước ở châu Á đã có FTA với EU, do đó, tại thị trường Đức, hàng Việt có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của nhiều nước khác.
Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Các doanh nghiệp Đà Nẵng hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên qua các thị trường Việt Nam có FTA, đều chủ động tìm hiểu thông tin thị trường và các ưu đãi.
EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

Hiệp định EVFTA là động lực giúp cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nâng cao chất lượng để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động