Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

Sau hơn 2 năm Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn tận dụng hiệu quả cơ hội từ hiệp định này, doanh nghiệp (DN) cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

3 trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ CPTPP

Một sản phẩm hàng hóa được coi là có xuất xứ từ CPTPP nếu thuộc một trong 3 trường hợp. Trưng hp 1, có xuất xứ thuần túy. Đây là hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực CPTPP, như cây trồng, động vật sống, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên ở các nước CPTPP.

Trưng hp 2, hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP. Ví dụ, sản phẩm bánh ngọt được sản xuất tại Việt Nam từ các nguyên liệu sô-cô-la có xuất từ Mexico, đường Úc và sữa New Zealand (Việt Nam, Mexico, Úc, New Zealand đều là thành viên CPTPP) được coi là có xuất xứ CPTPP.

Trưng hp 3, hàng hóa được sản xuất từ CPTPP, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ CPTPP nhưng đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định trong CPTPP. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong bối cảnh sản xuất thường theo chuỗi với các nguyên liệu và các công đoạn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm quy tắc xuất xứ phức tạp nhất, có khác biệt nhiều nhất giữa CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã từng ký kết trước đây.

CPTPP cũng quy định 3 phương pháp xác định xuất xứ trong trường hợp này, bao gồm: Quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa; quy tắc hàm lượng giá trị nội khối và quy tắc công đoạn sản xuất. Theo đó, với mỗi loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ đều áp dụng cho từng trường hợp, có thể là một, một số trong 3 loại trên, hoặc kết hợp 2, 3 loại trên. Đặc biệt, DN cần lưu ý, mỗi nước trong CPTPP đưa ra một biểu cam kết thuế riêng, nhưng hệ thống quy tắc xuất xứ trong CPTPP là thống nhất, áp dụng cho toàn bộ các nước thành viên CPTPP.

Lưu ý quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa (CTC)

Quy tắc này còn gọi là chuyển đổi mã HS, yêu cầu các nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình sản xuất trong nội khối CPTPP ở mức đủ làm chuyển đổi bản chất của chúng. Quy trình này phải đủ để làm thay đổi mã HS của nguyên liệu ban đầu, để tạo ra sản phẩm cuối cùng có mã HS khác.

Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Theo đó, yêu cầu chuyển đổi hàng hóa trong CPTPP bao gồm 3 cấp độ khác nhau: Chuyển đổi chương; chuyển đổi nhóm; chuyển đổi phân nhóm. Trong CPTPP, nhiều mã HS có quy tắc, nhưng đối với hàng hóa có nguyên liệu không có xuất xứ mà không đáp ứng được quy tắc chuyển đổi mã HS như quy định vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể (không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa). Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các sản phẩm dệt may và với một số mặt hàng được quy định cụ thể trong Hiệp định.

Về quy tắc công đoạn chế biến, yêu cầu hàng hóa có một phần xuất xứ ngoài CPTPP để được coi là “có xuất xứ CPTPP” thì phải trải qua một công đoạn sản xuất nhất định, làm thay đổi cơ bản bản chất của hàng hóa tại các nước CPTPP. Cụ thể, trong CPTPP, quy tắc này được quy định chủ yếu cho các loại hàng hóa mà việc sử dụng quy tắc về hàm lượng khu vực hoặc chuyển đổi mã HS quá phức tạp, hoặc không thể áp dụng được.

CPTPP cũng quy định quy tắc riêng cho từng sản phẩm, quy tắc riêng này có thể chỉ bao gồm quy tắc cụ thể, cũng có những trường hợp gồm nhiều quy tắc, cho phép DN lựa chọn quy tắc nào phù hợp nhất với mình. Phổ biến là các trường hợp cho phép sử dụng đồng thời các quy tắc RVC (quy tắc hàm lượng giá trị khu vực) và quy chắc chuyển đổi mã HS. Do đó, tùy thuộc vào quy tắc xuất xứ của CPTPP đối với từng mã sản phẩm DN sẽ xác định quy tắc áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể là gì, gồm một quy tắc hay có thể lựa chọn nhiều quy tắc.

Về thủ tục tự chứng nhận xuất xứ, CPTPP yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, trong đó đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ bao gồm cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và người sản xuất. Đây là cơ chế chứng nhận xuất xứ rất mới đối với Việt Nam, bởi hiện tại, các DN Việt Nam vẫn phải xin chứng nhận xuất xứ tại một cơ quan có thẩm quyền cho nhà nước chỉ định (Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Hiện, Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu đưa vào thí điểm một số trường hợp tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP được đánh giá là cơ chế linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, CPTPP không bắt buộc Việt Nam phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.
Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng nhanh, dẫn tới nguy cơ mất thị trường.
Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Để đón những vận hội mới từ quá trình hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp (DN) logistics cần khẩn trương xây dựng giải pháp, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực nội tại, hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang tính chuyên nghiệp, theo các chuẩn mực quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Năm 2022 và thời gian tới, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bất lợi đến các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics trong nước nói riêng, trên thế giới nói chung. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp logistics bứt phá.
Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Thực tiễn hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy, vấn đề nâng cao giá trị cho nông sản Việt, trong đó có vai trò của truy xuất nguồn gốc (TXNG) đang trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa.
Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/03 sẽ diễn ra Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.
Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được ban hành mới đây có những quy định mới về xuất xứ hàng hoá.
Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Sự chủ động trong việc tìm hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa, tiếp cận thông tin về hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn những ưu đãi từ EVFTA. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Gian lận xuất xứ, nhãn mác, chuyển tải bất hợp pháp đã diễn ra trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng... Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, pháp luật liên quan đến xử lý gian pận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp… đang có những vướng mắc cần khắc phục.
Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa (XXHH) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Theo đó, nhà xuất khẩu sẽ được tự chứng nhận XXHH đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.
Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Bất chấp nhu cầu tiêu dùng chưa thực sự khởi sắc do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng mạnh, kết quả này có được nhờ tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã đi vào thực thi.
Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Từ năm 2020 đến nay, trong tổng số gần 1,35 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi đã cấp, chỉ có khoảng gần 1.200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khẩu đề nghị xác minh xuất xứ. Như vậy, tỷ lệ C/O bị hải quan nước nhập khẩu yêu cầu xác minh xuất xứ trong tổng số C/O ưu đãi được cấp là rất nhỏ.
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp (DN) có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho DN. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không được kiểm soát.
Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có những yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ. Do đó, để đáp ứng được là rất khó khăn. Tuy nhiên về lâu dài, nếu doanh nghiệp Việt Nam làm tốt việc này, cơ hội rất lớn sẽ mở ra đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng nhiều lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn chưa tận dụng triệt để được các ưu đãi.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng  hiệu quả C/O ưu đãi

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 52% với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O gần 10 tỷ USD.
EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

Quy tắc xuất xứ (QTXX) trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tuy phức tạp nhưng lại linh hoạt xuất xứ với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đang được doanh nghiệp (DN) nỗ lực tận dụng.
Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA

Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA

Năm 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019.
Quý I/2021: Xuất khẩu cá tra tăng 0,6% so với cùng kỳ

Quý I/2021: Xuất khẩu cá tra tăng 0,6% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 3/2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 137 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong quý I/2021 lên 336 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Số C/O được cấp tăng cao, EVFTA tiếp tục được tận dụng hiệu quả

Số C/O được cấp tăng cao, EVFTA tiếp tục được tận dụng hiệu quả

Theo Bộ Công Thương, tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4/2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA: Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA: Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được ký chính thức tại London vào ngày 29/12/2020, áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021; dự kiến có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2021. Để thực thi hiệu quả hiệp định này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA.
Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch

Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động