Tận dụng "cao tốc" UKVFTA đưa hàng Việt tới thị trường Anh

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1-5-2021, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã tạo đòn bẩy đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Anh tăng trưởng lên mức hai con số sau một năm thực thi.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất, nhập khẩu song phương Việt Nam - Anh trong năm 2021 đạt 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 17,24% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh đạt hơn 5,7 tỷ USD, tăng 16,4%. Đóng góp cho mức tăng trưởng “kỳ tích” này là nhiều mặt hàng giá trị như: Nông sản tăng 67%, hạt tiêu tăng 49%; máy móc, thiết bị tăng 16%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 14,5%...

Kết quả này giúp Việt Nam xuất siêu hơn 4,8 tỷ USD sang Anh. Còn theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 946,5 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tận dụng
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần WOODSLAND Tuyên Quang

Mức tăng trưởng ấn tượng trên đã giúp kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức phục hồi về mức kim ngạch năm 2019, sau khi bị giảm sâu trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kết quả này đã đưa Anh trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, kết quả trên có được là nhờ đòn bẩy vững chắc từ UKVFTA. Với UKVFTA, nhiều loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh được giảm thuế về 0% và có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trong khu vực. “UKVFTA thực sự là đường cao tốc hai chiều, giúp thúc đẩy trao đổi thương mại song phương theo hướng ngày càng cân bằng hơn. Đồng thời cho phép chúng ta lạc quan vào tác động tích cực của UKVFTA đối với cả Việt Nam và Vương quốc Anh”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu rõ.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh mới chỉ chiếm 0,88% trong tổng nhập khẩu vào Anh. Bởi thế doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để tận dụng “cao tốc” UKVFTA đưa hàng Việt tới thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt, gần đây Chính phủ Anh đang triển khai chiến lược thương mại “Nước Anh toàn cầu” nhằm thúc đẩy giao thương. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa với các đối tác nước ngoài thông qua các hiệp định thương mại. Trong khi hàng hóa Việt Nam có lợi thế bổ sung mà không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Anh.

Giám đốc Trung tâm Hội nhập (Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam) Nguyễn Thị Thu Trang nhận định, không phải cứ ký kết hiệp định thương mại là có ngay thị trường hay khách hàng, nhất là với thị trường “khó tính” như Anh. Để thâm nhập thị trường Anh, các doanh nghiệp cần nỗ lực tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, chủ động nắm vững nội dung cam kết để tận dụng hiệu quả UKVFTA. Mặt khác, doanh nghiệp cần cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với hàng hóa của các nước xuất khẩu khác.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đinh Cao Khuê kiến nghị, các bộ, ngành, các vùng trồng đẩy mạnh tập huấn cho người nông dân về quy cách chăm bón, kiểm soát chất lượng nông sản… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại ở Anh, để tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho mặt hàng nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần tạo cơ chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Còn Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Thúy cho rằng, những cam kết về thương mại điện tử trong UKVFTA mở ra kênh xuất khẩu trực tuyến đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt tới thị trường Anh.

Theo thống kê của sàn thương mại điện tử Alibaba, Anh nằm trong nhóm thị trường có lượng người mua qua thương mại điện tử nhiều nhất. Cụ thể với các ngành hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc, sản phẩm làm đẹp… thị trường Anh luôn thuộc tốp 10 quốc gia có người mua hàng lớn nhất.

Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và Anh tổ chức nhiều hoạt động, góp phần xây dựng các chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ UKVFTA.

www.hanoimoi.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giải đáp thêm 1 số thắc mắc của bạn đọc xoay quanh về bài kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Trong các câu hỏi liên quan đến khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa của MXV, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến bài kiểm tra sát hạch cuối khóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà đầu tư.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của các thành viên khi tham gia vào thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động tạm dừng tư cách thành viên của thành viên môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Tiếp nối chuyên mục Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa, trong số này Báo Công Thương sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tạm dừng tư cách thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của độc giả về các hoạt động quản lý thành viên của MXV, các vấn đề xoay quanh hình thức xử lý vi phạm thành viên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động