Tân Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng

“Trong nhiệm kỳ mới, chúng ta cần kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng” – Đó là khẳng định của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bên hành lang Quốc hội, chiều 8/4.
Từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu: Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tân Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng
Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Ngày 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông Bùi Thanh Sơn (từng giữ các chức vụ như Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, sau là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao) làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trên cương vị mới, Bộ trưởng Bộ Ngoại gia đã chia sẻ với Báo Công Thương về trọng trách của mình và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó.

Thưa Bộ trưởng, ông có thể chia sẻ cảm nhận của mình khi đảm nhận cương vị mới là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - một trong những ngành có vai trò, vị thế ngày càng lớn trong đường lối, chính sách xây dựng, phát triển của đất nước?

Được phân công đảm nhận trọng trách bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi cảm thấy rất tự hào, xúc động nhưng xác định trách nhiệm cũng sẽ rất nặng nề. Vinh dự, tự hào là bởi tôi đã công tác trong ngành trên 35 năm, đã cùng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao đồng hành với các bộ, ngành hoàn thành tất cả nhiệm vụ.

Đến nay, với tư cách người đứng đầu ngành, tôi sẽ tiếp tục phát huy niềm vinh dự cũng như trách nhiệm của mình để lãnh đạo ngành phát huy truyền thống quý báu hơn 75 năm qua mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng, từ khi lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng tôi cũng rất vinh dự, tự hào vì đất nước ta đang có vị thế, cơ đồ, tiềm lực như ngày nay. Đối với ngành ngoại giao, nếu chúng ta có thực lực, tiếng chuông cũng vang hơn, to hơn.

Chính vì thế, khi ngành ngoại giao phát huy được vai trò tiên phong, cùng với các lực lượng khác trong đối ngoại, trong đó có đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ cùng các bộ, ngành, tôi tin chắc sẽ đóng góp vào việc thực hiện khát vọng của dân tộc ta, tầm nhìn của Đảng ta. Đó là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vậy ông có thể cho biết, trong thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ có những ưu tiên cho những chương trình, nhiệm vụ hành động nào để tiếp tục giữ môi trường hòa bình, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế?

Tôi cảm thấy rất may mắn vì nhận trọng trách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đúng thời điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, trong đó đề ra đường lối đối ngoại rất cụ thể.

Trong nhiệm kỳ mới, chúng ta kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy các nước trong cộng đồng quốc tế với tinh thần hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi.

Với đường lối đó, là người lãnh đạo ngành, tôi cho rằng cần phải cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, đưa đường lối đi vào thực tiễn với 4 ưu tiên:

Một là, tập trung làm sâu sắc và đưa vào chiều sâu mỗi quan hệ với tất cả các đối tác quan trọng của chúng ta, nhất là các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống. Khi chúng ta đã có quan hệ tốt đẹp với các nước này, chắc chắn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác của chúng ta sẽ vững chắc, vững bền hơn rất nhiều.

Hai là, ngành ngoại giao tập trung toàn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong đó, ngành ngoại giao xác định ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải phục vụ cho mục tiêu phát triển.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào ngoại giao kinh tế, trong đó tranh thủ nguồn ngoại lực quan trọng để phục vụ cho các yếu tố nội lực. Hợp tác quốc tế giúp cho Việt Nam hội nhập, phát triển, thực hiện được mục tiêu, khát vọng của mình.

Quan trọng hơn, trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay, ngành ngoại giao cần phải đi đầu, cần phải có những đột phá mở đường vào các thị trường khác nhau. Vừa mở thị trường cho đất nước, vừa áp dụng tiếp thu những công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào trong quá trình chuyển đổi số phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

Ba là, vị thế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã được nâng lên cao, hoạt động đối ngoại đa phương đang được triển khai rất mạnh mẽ. Chúng tôi đặt trọng tâm tham gia tích cực, chủ động vào các diễn đàn, tổ chức đa phương để trên cơ sở đó, tham gia, định hình và phát triển các luật chơi khi đất nước hội nhập quốc tế.

Đồng thời, chúng ta có những sáng kiến để nâng cao vị thế đất nước với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với tinh thần đó, trước mắt, Việt Nam phải hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4/2021 và hoàn thành nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động khác của Liên Hiệp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.

Ngành ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành khác để triển khai những hoạt động tham gia tích cực, không chỉ ở Liên Hợp Quốc mà tới đây còn ở trong các hoạt động của khu vực như ASEAN, APEC, ASEM hoặc các tổ chức khu vực khác.

Bốn là, chúng ta có một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, khoảng 5,3 triệu người. Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi hoạt động bị ngừng trệ, nhưng công tác bảo hộ công dân vẫn được tăng cường.

Trước mắt, chúng tôi coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, vừa để kết nối với bà con ta ở nước ngoài hướng về quê hương, phát triển đất nước, đồng thời thể hiện tinh thần của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng ta ở nước ngoài. Trong điều kiện cho phép, bà con được về nước an toàn hoặc ở lại cư trú tại nước sở tại.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ hỗ trợ tích cực để bà con giữ được bản sắc dân tộc, giữ được tiếng Việt, vừa hội nhập ở nước sở tại, ngày càng gắn bó với quê hương để phát triển đất nước.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Đỗ Nga - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bùi Thanh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Khu thương mại tự do Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ...
Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc giảm còn 36 xã, phường sau sáp nhập, từng bước tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Lấp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Vụ 'sữa giả' gần 500 tỷ đồng bị triệt phá cho thấy công tác quản lý thực phẩm từ sữa do Bộ Y tế được giao trách nhiệm chính còn rất nhiều bất cập cần tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4, diễn ra chiều 16/4 tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Một nền kinh tế xanh cần các doanh nghiệp xanh. Một xã hội xanh cần các công dân xanh. Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách tại Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025 chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Mobile VerionPhiên bản di động