Có một đôi trai gái yêu nhau hơn 10 năm, kết hôn rồi rất nhanh ly hôn chỉ sau 1 năm chung giường. Bạn bè gặp họ chỉ toàn nghe người này nói về những điều tốt đẹp của người kia. Có người khó chịu bảo: "Nếu toàn tốt đẹp sao không sống được với nhau? Bọn tôi muốn nghe sự thật cơ". Đáp lại là một nụ cười: "Mình xin giữ trong lòng, nói ra điểm không tốt của người cũ là không tử tế".
Ảnh minh họa |
Tại một công ty, khi phỏng vấn một bạn trẻ vừa nghỉ làm ở công ty đối thủ có thu nhập cao, môi trường tốt, nhà tuyển dụng gặng hỏi lý do nghỉ việc, bạn trẻ nói: "Dạ, theo em, khi nói về người xưa, chốn cũ, nếu không nói được những lời nào tốt đẹp thì nên im lặng". Sau này, bạn ấy được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận marketing, hiệu quả rất cao.
Tâm lý học đã khẳng định, những người có "cái tôi" lớn luôn nhìn điểm xấu của người khác để tự nâng mình lên - một cách "tự sướng" tinh thần. Họ nghĩ rằng họ luôn đúng, luôn tốt, luôn là nạn nhân, luôn là bị hại. Thông thường, nhiều người nhảy việc hay bực bội nói công ty cũ tệ quá nên họ mới dứt áo ra đi, để chứng minh mình "có giá" nên nhấn mạnh cái xấu (chưa chắc đã xấu) của nơi cũ.
Người tầm thường chỉ toàn thấy điểm tiêu cực, khi chia tay thì nói cho đã, trút cho hết những điểm xấu. Người tử tế, cao thượng không bao giờ nói điểm xấu của người mà họ từng có duyên gặp gỡ trong đời. Đó chính là sự tương đồng giữa hôn nhân và kinh doanh.
Sàm ngôn là nói xấu sau lưng người khác. Người xưa nói: "Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch" (nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, khiến thiên hạ không được yên ổn). Doanh nhân đích thực