Một số ý kiến, bao gồm các nhân vật cấp cao trong Chính phủ Anh, hy vọng mối đe dọa chuyển hướng thương mại của Anh sang nơi khác và rời khỏi quỹ đạo quy định của EU sẽ tạo đòn bẩy cho các giới hạn của Brussels.
Như cựu Bộ trưởng phụ trách Brexit David Davis đã nói, các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ "rất hữu ích về mặt tâm lý" đối với Anh để thuyết phục EU rằng Anh có thể rời đi và có các mối quan hệ khác. Cựu cố vấn thương mại của Anh Shanker Singham cho biết, London có thể gây áp lực với Brussels trong một tam giác “lý thuyết trò chơi” với Mỹ và EU. Chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng định hướng lại từ thị trường EU sang các quốc gia khác nếu các cuộc đàm phán hậu Brexit thất bại, trong khi EU sẽ lo lắng về việc Anh rút khỏi chế độ tiêu chuẩn của mình trên các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp.
Nhưng những ý kiến khác cho rằng, Anh đã sai lầm khi nghĩ rằng họ có thể đe dọa EU, bởi vì họ không đủ khả năng gây nguy hiểm cho thương mại quan trọng với khối liên minh và đã chấp nhận các rào cản thương mại mới. Trong khi đó, các chuyên gia thương mại đặt câu hỏi liệu trên thực tế, Washington và EU có thể sử dụng Anh để đạt được đòn bẩy đối với nhau như một phần của quan hệ thương mại của chính họ hay không. Mối đe dọa về sự khác biệt quy định dường như là một động lực lớn đối với Anh.
Trong khi đó, một cuộc tranh luận đang nổ ra trong Nội các Anh về việc đẩy các mối đe dọa tiềm ẩn đối với các tiêu chuẩn thực phẩm của EU đến mức nào, trong bối cảnh lo ngại Anh có thể cho phép các sản phẩm động vật có tiêu chuẩn phúc lợi thấp từ Mỹ bị cấm ở Anh - như gà khử trùng clo. Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss đang thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do hơn với Mỹ, trong khi các bộ trưởng khác thận trọng hơn, như Bộ trưởng Thực phẩm George Eustice, muốn bảo vệ ngành nông nghiệp Anh.
Các chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Cải cách châu Âu cũng lập luận rằng, những nỗ lực của Anh trong việc đối đầu EU về tiêu chuẩn sẽ không phát huy tác dụng. Anh có rất ít mối đe dọa với khối liên minh, vì đã chấp nhận các rào cản mới trong thương mại với Brussels. Điều này có thể là vấn đề lớn hơn nhiều nếu Vương quốc Anh đang cố gắng có được mối quan hệ sâu sắc hơn nhiều với Liên minh châu Âu so với hiện tại, trong đó sẽ có một cuộc thảo luận lớn về sự đánh đổi và tránh chi phí. Nhưng về cơ bản, Vương quốc Anh đã quyết định chịu đựng tổn thất kinh tế khi nói đến mối quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu để có quyền tự do thực hiện các thỏa thuận này. Do đó, chưa chắc chắn tại sao đàm phán với Mỹ lại gây áp lực lên EU trong trường hợp này.
Cũng có các ý kiến cho rằng, các mối đe dọa từ Anh không đáng tin vì EU là đối tác thương mại quan trọng hơn nhiều đối với Vương quốc Anh so với Mỹ. Anh phụ thuộc vào khối liên minh với khoảng một nửa xuất khẩu của mình sang thị trường này và Mỹ chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng xuất khẩu của Anh, do đó, tổn thất bị mất nhiều hơn từ Brussels so với có được từ Washington. Với việc xuất khẩu của Anh sang EU tăng gấp ba lần sang Mỹ "thật khó để thấy ở cấp độ chung, London có thể sử dụng bất kỳ thỏa thuận liên ngành đáng kể nào mà nước này có thể đạt được với Washington để chế ngự Brussels”.
Thực tế là các nhà đàm phán của Mỹ và EU biết rõ về nhau sau những nỗ lực lâu dài và không thành công để đạt được thỏa thuận riêng giữa hai bên, và cũng có thể so sánh kinh nghiệm với Anh. Các dịch vụ tài chính là một lĩnh vực mà EU có thể khai thác vị thế của mình để có nhiều thứ trong bản chào cho Mỹ hơn là cho Anh, đặc biệt là sau khi một số công ty chuyển công việc từ Anh sang Lục địa sau trưng cầu Brexit.
Trong khi đó, một số người ở Brussels hy vọng Mỹ sẽ tận dụng lợi thế của Anh, để biện minh cho việc bỏ phiếu cho Brexit. Nếu Mỹ có thể thuyết phục Anh thay đổi tất cả các quy tắc mà họ không đồng ý, Washington sẽ có nhiều đòn bẩy hơn để tranh luận về các hạn chế của EU đối với các phương pháp và sản phẩm sản xuất của Mỹ. Hơn nữa, việc vượt qua EU bằng cách đạt được thỏa thuận nhanh chóng với Anh là động lực cho chính quyền Tổng thống Trump.
Thật vậy, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng, Vương quốc Anh đang ở "tuyến đầu" cho một thỏa thuận thương mại với Washington. Nhưng có nhiều lý do để Mỹ và Anh không vội vã thỏa thuận - nhất là thời gian của thời kỳ chuyển đổi Brexit không còn nhiều và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 - khiến EU trở thành ưu tiên mặc định của Anh hoặc ít nhất là giới hạn phạm vi một hiệp định London - Washington có thể.
Vương quốc Anh là cửa ngõ quan trọng cho các công ty Mỹ vào thị trường duy chung EU. Phòng Thương mại Mỹ cho biết, sự rõ ràng về mối quan hệ của Anh trong tương lai với EU "có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư và xuất khẩu của Mỹ". Còn Washington dường như chấp nhận một thỏa thuận với Anh sẽ không được thực hiện trong năm nay, như Tổng thống Trump ban đầu hy vọng, ngay cả khi Anh đang cố gắng giành được một hiệp định trước cuộc bầu cử tháng 11.