Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Kỳ VI: Đi tìm mô hình tổ chức và cơ chế phù hợp

Có thể nói, ngành Than có mức sống cao nhất suốt thời kỳ bao cấp mà khá nhiều ngành, nhiều địa phương phải “nhờ vả”. Đây cũng là ngành làm đau đầu nhiều nhà tổ chức quản lý từng được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức.
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Kỳ VI: Đi tìm mô hình tổ chức và cơ chế phù hợp
Các lực lượng chức năng đánh sập lò than khai thác trái phép tại TP. Hạ Long - Ảnh: Mạnh Trường

Từ mô hình tổ chức mỏ theo địa lý của người Pháp, Chính phủ đã kịp thời tách ra thành các xí nghiệp theo chuyên môn hóa kết hợp với ví trí địa lý; trong đó 3 mỏ cơ khí lộ thiên và xí nghiệp vận tải ôtô được ưu tiên đầu tư lớn với công suất khối lộ thiên là 3 triệu tấn/năm. Sau này có thêm mỏ Cao Sơn với hàng loạt thiết bị hiện đại mới nhất, công suất 2 triệu tấn/năm. Khối hầm lò có thêm mỏ Vàng Danh, mỏ giếng đứng Mông Dương - Khe Chàm công suất một triệu tấn/năm, cùng các mỏ Thống Nhất, Hà Lầm, Mạo Khê và các mỏ ở Thái Nguyên với tổng công suất thiết kế hơn 8 triệu tấn/năm, nhưng suốt gần 40 năm ngành Than chưa thể vượt qua mốc 5 triệu tấn. Tổ chức của ngành Than liên tục được thay đổi. Từ Tổng công ty Than, Tổng công ty Mỏ với các đơn vị trực thuộc là Công ty Than rồi Xí nghiệp Liên hiệp Than với các mỏ, bao gồm cả các đoàn xe. Bộ Công nghiệp nặng tách riêng Bộ Mỏ và Than, rồi Bộ Điện - Than, Bộ Năng lượng.

Ngành Than đã phải loay hoay xử lý các khâu yếu; nhưng suy cho cùng, khâu yếu lớn nhất là cơ khí đã không được tập trung vào chế tạo mà chỉ lo sửa chữa, dù Nhà máy Cơ khí Trung tâm và cơ khí đại tu ôtô Vườn Cam được Liên Xô trang bị hiện đại vào bậc nhất, có đủ năng lực chế tạo các loại phụ tùng cho máy khai thác. Chỉ vì “bất phục nhau” mà đã tách khối cơ khí khỏi ngành Than, thành Tổng công ty Cơ khí năng lượng, không những phải nhọc nhằn kiếm việc làm mà còn bán cả thiết bị, vật tư “dư thừa” để trả lương cho công nhân. Mô hình tổ chức này buộc các nhà máy, phân xưởng cơ khí của các xí nghiệp còn thuộc ngành Than phải nỗ lực vươn lên tự lo toan sửa chữa và cả chế tạo nhiều loại phụ tùng thay thế. Điển hình là sự vươn lên đầy sáng tạo của Nhà máy cơ khí Mạo Khê, Cẩm Phả, Hòn Gai, Tuyển than Cửa Ông… Cuối cùng thì Tổng công ty Cơ khí năng lượng buộc phải giải thể, nhập lại với ngành Than gánh cho khoản nợ khổng lồ gần 100 tỷ đồng.

Có những bài học bi hài chỉ vì chủ nghĩa duy ý chí rất điển hình cần nhắc lại để thấy rõ thêm nhiều khi sự trì trệ không phải vì thiếu tiền, thiếu thiết bị. Ấy là khi hệ số bóc đất đá ở các mỏ lộ thiên lên quá cao, chi phí vận tải ôtô quá lớn, một vị lãnh đạo nước ta sang thăm Pháp thấy họ vận chuyển đất đá bằng băng tải lớn, vừa nhanh vừa chi phí thấp, liền nhập hệ thống băng tải đá này cho Mỏ Cọc Sáu. Tuy nhiên, “đầu voi đuôi chuột”, chẳng hiểu vì quen tiết kiệm hay quá tự tin, người ta đã cắt bỏ phần máy nghiền đá để nhập sau hoặc khuyến khích cơ khí mỏ tự chế tạo nên khi đưa băng tải đá vào sử dụng, những tảng đá rắn, quá lớn (đất đá ở Pháp mềm hơn và đã được nghiền nhỏ) đã xé rách hết loại băng tải khổ rộng rất đắt tiền. Để phơi nắng mưa mãi sẽ hỏng, đành phải chuyển sang dùng chở than như những băng tải khổ nhỏ thông thường rất rẻ. Cọc Sáu bị phê bình không chịu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cắt điểm thi đua. Có vẻ họ bị “oan”, nhưng nay nghĩ lại, tại sao không thể chủ động tìm cách tự làm ra máy nghiền đá thực sự không quá phức tạp? Đây chính lại là vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ độc lập trong sản xuất, kinh doanh mà phải sau gần 10 năm đổi mới chúng ta mới mạnh dạn thay đổi ý thức hệ bao cấp, ỷ lại.

Không thể phủ nhận tác động tích cực từ sự “giúp đỡ” của ngành Than đã góp phần giải quyết khó khăn cho một số đơn vị ngoài ngành trong thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường và không ít người đã giàu lên nhanh chóng. Nhưng từ sau ngày Liên Xô tan rã, thiết bị khai thác, vận tải mỏ không còn đủ vật tư, phụ tùng thay thế, hầu hết các mỏ đều lúng túng trước những thử thách khốc liệt của cơ chế thị trường phải đem than đi đổi lấy gạo, phải bán đô la mới có đủ tiền mặt trả lương công nhân. Đã có lúc Thủ tướng trực tiếp ra lệnh ngân hàng phải rót đủ tiền mặt trả lương cho thợ mỏ, nhưng việc đó không thể kéo dài. Sự biến tướng của than thổ phỉ, than lậu xuất khẩu đã gây nên nhiều tác hại đối với sự phát triển của ngành và làm băng hoại những giá trị đạo đức quý báu, nuôi dưỡng thói ăn cắp than, ăn cắp vật tư. Lợi dụng việc thu gom than trôi, than nhặt và hệ số hao hụt, câu kết với bảo vệ, ngang nhiên vào tận kho than lấy cả xe than. Không ít công nhân tan ca lấy than cho vào cặp lồng hoặc chứa đầy trong túi vải khoác về. Chỉ vài đêm, toàn bộ vòng bi con lăn băng chuyền ở cảng bị tháo sạch. Do đo đạc tính trọng tải theo mớm nước, nhiều tàu, sà lan vào ăn than đã tháo bỏ mọi thứ để nhận thêm nhiều than và thông đồng quay vòng hóa đơn để nhận than hai, ba lần. Do giá than nội địa chênh lệch quá lớn so với giá xuất khẩu, đã có hiện tượng một số đơn vị đã khai tăng mức tiêu thụ để chở một phần sang Trung Quốc bán thu lợi. Thậm chí, có cả những đơn vị từ phía Nam cũng cho người ra “cắm chốt” thu mua than lậu.

Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường đối với hai ngành Than - Điện vốn được ưu tiên bao cấp 100% càng trở nên khó khăn khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đi vào sản xuất. Miền Bắc thừa điện, phải tạm thời ngừng hoạt động Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí; trong khi miền Nam thiếu điện nghiêm trọng, tiêu thụ than nội địa cũng giảm sút, sản lượng than cho đến năm 1994 vẫn chỉ nhúc nhắc trên dưới 5 triệu tấn. Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có nhiều trăn trở nhất về thực trạng của ngành Than, ngành Điện. Ông đã dũng cảm thực hiện bằng được đường dây tải điện 500 KV Bắc-Nam và sau nhiều tháng tìm hiểu, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm, ông đã mạnh dạn quyết định thành lập Tổng công ty Than và Tổng công ty Điện theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, với quyết tâm lập lại trật tự trong khai thác, tiêu thụ than, đưa sản lượng than lên 10 triệu tấn vào năm 2000, coi việc bảo đảm an ninh năng lượng là đòn bẩy đưa toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng.

Cùng với mô hình tổ chức mới, Chính phủ cấp tốc lựa chọn nhân sự và xây dựng cơ chế điều hành quản lý mới sao cho phù hợp với thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa mà chủ trương tăng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành Than đã bước đầu có tác động rất tích cực. Việc sắp xếp lại các xí nghiệp theo mô hình công ty, cho phép được toàn quyền đầu tư thiết bị, khoán quỹ lương theo khối lượng sản phẩm, đưa hạch toán đến tận tổ sản xuất và định lại giá thành, giá bán than… là những việc ngày nay thấy rất đơn giản bình thường, nhưng vào giữa thập niên 90 thực sự là một cuộc cách mạng trong ý thức hệ. Nếu như trước kia, khai thác hầm lò yếu kém thua lỗ, nhà nước cho phép điều lãi của các mỏ cơ khí lộ thiên bù cho và phúc lợi được chia đều. Nay lời ăn, lỗ chịu, không còn ỷ lại. Nơi nào có khó khăn thì phải nhờ vả nhau giúp đỡ để tiến lên, thậm chí bị đào thải. Việc đấu thầu mua vật tư thiết bị, đấu thầu cả khối lượng bóc đất đá lớn đã buộc cả bộ máy các công ty phải động não tối đa, tính toán chi li, mà điển hình là việc mở Đông Cao Sơn mỏ, phải tìm mọi cách để đưa ra giá thành bóc một mét khối đất đá dưới 2 đô la mới có thể thắng thầu.

Mô hình tổ chức chỉ là một hình thức, nhưng cơ chế điều hành quản lý cho khoa học và phù hợp với từng giai đoạn mới là điều quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chỉ sau 3 năm, Tổng công ty Than đi vào hoạt động, sản lượng năm 1997 đã tăng gấp đôi, đạt 11,3 triệu tấn. Đại hội Đảng VIII đề ra cho năm 2000, ngành Than vững vàng vượt qua cuộc khủng hoàng kinh tế cuối thế kỷ XX, tiếp tục tăng trưởng cao, đưa sản lượng lên trên 40 triệu tấn vào năm 2005, xuất khẩu 25 triệu tấn. Sự tăng tốc quan trọng này đã nâng cao tầm vóc ngành Than Việt Nam với quốc tế.

(Còn nữa)

TIN LIÊN QUAN
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Phần V: Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Phần IV: Tình cảm đặc biệt của Bác Hồ với khu mỏ
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Phần III: Khi thợ mỏ thực sự làm chủ vùng than
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Phần II: Cuộc tổng đình công vĩ đại
Tầm cao thợ mỏ và chiều sâu nguồn than - Phần I: Sự ra đời của ngành than
Bút ký của Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

TKV tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong năm 2022

Trong năm 2022, nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến xử lý 156 triệu m3 nước thải mỏ, xử lý 3.800 tấn chất thải nguy hại và trồng mới 1 triệu cây xanh trên diện tích 210ha.
Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022

Năm 2021 Công ty Xây lắp mỏ - TKV sản xuất kinh doanh (SXKD) trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, công ty đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu SXKD được Tập đoàn giao và Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 đã đề ra, thu nhập và đời sống của người lao động được đảm bảo.
Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đạo dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự phối hợp của Đảng ủy Than Quảng Ninh cùng với lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng các cấp cấp ủy các cơ quan, địa phương đã hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh (SXKD) và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

TKV phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than trong năm 2022

Năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD), việc làm, thu nhập, đời sống người lao động được đảm bảo. Đặc biệt, Tập đoàn TKV đã thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19.
TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

TKV thực hiện nhiều chính sách thu hút lao động trong năm 2022

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã lên kế hoạch thu hút nguồn lực lao động cho các đơn vị sản xuất than hầm lò.

Tin cùng chuyên mục

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

EVNNPC: Đồng hành cùng khách hàng vượt khó

Xác định tri ân là hành động bày tỏ sự trân trọng, ghi nhớ và biết ơn sự chia sẻ đồng hành của khách hàng, vì thế, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã chỉ đạo các đơn vị triển khai hiệu quả các hoạt động này trong năm 2021.
Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Công ty Cổ phần Than Hà Lầm: Đặt quyền lợi người lao động ở vị trí trung tâm

Bên cạnh đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt kết quả tốt, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm luôn đặt quyền lợi của người lao động (NLĐ) ở vị trí trung tâm, quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống của NLĐ.
Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Than Núi Béo khai thác tấn than hầm lò thứ 1 triệu

Sau thời gian thực hiện khai thác hầm lò từ năm 2017, Công ty CP than Núi Béo vừa đón tấn than hầm lò thứ 1 triệu. Sự kiện này đã khẳng định bước tiến mới của Than Núi Béo trên con đường tiến tới làm chủ mỏ hầm lò, chuyển đổi thành công từ khai thác than lộ thiên sang khai thác hầm lò, đảm bảo việc làm, đời sống người lao động sau khi kết thúc khai thác lộ thiên.
Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Đảng ủy Than Quảng Ninh tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo

Ngày 19/11, Đảng ủy Than Quảng Ninh đã tổ chức lễ tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hình ảnh “ Người thợ mỏ - Người chiến sĩ” năm 2021.
“Xanh hóa” môi trường vùng than

“Xanh hóa” môi trường vùng than

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững, các đơn vị thuộc ngành than, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để cải thiện môi trường mỗi năm, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” toàn diện và hiệu quả.
“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

“Kỷ luật và Đồng tâm” là sức mạnh nội sinh của TKV và vùng mỏ

Ngày 11/11, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936 - 2021), tuyên dương các điển hình tiên tiến.
TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

TKV tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021

Trong 3 ngày (từ 8-10/11), tại Trung tâm Cấp cứu mỏ - Vinacomin, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội thao Kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên năm 2021.
Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Than Quang Hanh tọa đàm trao đổi kinh nghiệm công tác điều hành sản xuất

Công ty Than Quang Hanh vừa tổ chức Hội nghị tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa lãnh đạo công ty và các đồng chí phó phòng, phó quản đốc, kỹ sư trẻ trong công tác điều hành sản xuất năm 2021. Tham gia tọa đàm có 175 cán bộ công nhân viên là phó phòng, phó quản đốc, các kỹ sư trẻ và người lao động đang làm việc trực tiếp trong hầm lò có trình độ chuyên môn.
Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Quảng Ninh và ngành Than phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than 12/11 (1936– 2021), (ngày 7/11) Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Xuân Ký, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và HĐND tỉnh đã đi thăm, động viên thợ lò, công nhân, cán bộ một số đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

TKV tổ chức triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”

Ngày 5/11, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh “Nụ cười Than - Khoáng sản Việt Nam”.
Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn TKV: Tích cực chăm lo đời sống người lao động

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, chịu tác động của đại dịch Covid-19 trong điều kiện đặc thù nhưng Công đoàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kịp thời có các biện pháp hỗ trợ về việc làm, thu nhập cũng như các chế độ chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng do dịch, bệnh.
Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Sáng kiến giúp nâng cao năng suất ở Than Hạ Long

Để góp phần hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh,nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nhiều sáng kiến ở Phân xưởng Cơ điện của Công ty Than Hạ Long (TKV) đã được phát huy và đi vào sản xuất.
EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

EVN giúp Quảng Trị hiện thực hóa giấc mơ điện gió

Quảng Trị xác định năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió là 1 trong 3 trụ cột tạo đột phá phát triển kinh tế địa phương đến năm 2030.
TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

TKV: Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) 9 tháng đầu năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cùng với giá vật tư sắt thép, nhiên liệu tăng, thời tiết quý III mưa nhiều… Tuy nhiên, các chỉ tiêu SXKD cơ bản hoàn thành.
Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Ngành than: Thiết lập “lá chắn” phòng Covid-19

Tính đến giữa tháng 9/2021, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hoàn thành việc tiêm vắc - xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ hơn 70 nghìn công nhân lao động (CNLĐ) trong toàn ngành. Đây được coi là “lá chắn” vắc-xin giúp tập đoàn từng bước ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho CNLĐ.
Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Công đoàn TKV hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị 9 tháng đầu năm 2021

Ngày 15/10/2021, Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện tháng công nhân, tháng an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phong trào thợ mỏ sáng tạo và phát động thi đua quý IV năm 2021 theo hình thức trực tuyến tại 6 điểm cầu.
Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Hiệu quả từ việc gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Những năm qua, Đoàn Thanh niên Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên thanh niên. Nhờ đó, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức, nhiều phong trào đã được phát động và triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn, thiết thực và hiệu quả, thu hút tập hợp đông đảo Đoàn viên thanh niên nhiệt tình, hăng hái tham gia, phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết tuổi trẻ.
Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nữ công nhân tận tụy, yêu nghề

Nhiệt huyết, tận tụy, yêu nghề - Đó là nhận xét của mọi người dành cho nữ công nhân Phùng Thị Lan - một trong những công nhân tiêu biểu của Phân xưởng Chế biến than – Công ty Than Quang Hanh TKV.
Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công nhân lao động TKV tham gia thi viết về công tác dân tộc, tôn giáo

Công đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang chỉ đạo các tổ chức công đoàn trực thuộc rốt ráo vận động đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức- người lao động (CNVC- NLĐ) tham gia cuộc thi “Công chức, viên chức, lao động viết về công tác dân tộc, tôn giáo” theo phát động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

TKV: Chiến dịch 90 ngày tập trung sản xuất hơn 9 triệu tấn than sạch

Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh - ông Nguyễn Mạnh Điệp - cho biết: Quý IV/2021, các đơn vị sản xuất than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại Quảng Ninh sẽ tập trung sản xuất hơn 9,3 triệu tấn than sạch, phấn đấu sản lượng than sạch đạt hơn 39,1 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (tính số tròn) so với kế hoạch đầu năm, góp phần cho kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 2 con số trong năm 2021.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động