Tái định vị thương hiệu hậu Covid-19: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?
Doanh nghiệp - Doanh nhân 26/04/2022 10:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chương trình Thương hiệu quốc gia: Khẳng định giá trị, nâng tầm thương hiệu Việt |
Câu chuyện VPBank gần đây đã tái định vị thương hiệu là một ví dụ. Ngân hàng này đã thay đổi slogan và tinh chỉnh logo. Sự thay đổi này hướng đến phong cách hiện đại hơn, hài hoà hơn và nhận diện mới của ngân hàng là biểu trưng cho gắn kết của con người và công nghệ.
![]() |
CEO Pencil Group Nguyễn Tiến Huy (ở giữa) chia sẻ về thương hiệu tại một sự kiện |
Theo VPBank, với định vị mới, tuyên ngôn thương hiệu của VPBank sẽ được thay đổi từ “Hành động vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng”. Sứ mệnh đó sẽ được VPBank từng bước hiện thực hóa thông qua nhiều chương trình, dự án trọng điểm tập trung.
Theo ông Nguyễn Tiến Huy, nhà sáng lập và điều hành tổ hợp truyền thông Pencil Group, đơn vị vừa triển khai dự án tái định vị thương hiệu cho VPBank cho rằng, quá trình tái định vị thương hiệu thường diễn ra ở những doanh nghiệp có lịch sử lâu năm trên thị trường hay thậm chí đã từng có vị thế nhất định trong quá khứ.
Trước bối cảnh chung có nhiều biến động của kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình để thích ứng linh hoạt với những sự dịch chuyển chung, đặc biệt là sự lên ngôi của công cuộc chuyển đổi số và các thế hệ tiêu dùng mới. Vì hậu Covid-19, sự dịch chuyển về lối sống số mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tất cả mọi người đều giao tiếp kết nối, tương tác với nhau trên môi trường số.
Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần xác định doanh nghiệp của mình đang ở đâu trong bối cảnh chung của kinh tế xã hội và trong các bối cảnh riêng của thị trường, đặc thù ngành hàng, thậm chí là phải hình dung được trước cả những viễn cảnh tương lai.
Bên cạnh đó, xét ở khía cạnh kinh doanh, ngay khi doanh số, thị phần hay các năng lực, lợi thế cạnh tranh trở nên suy yếu trong một khoảng thời gian dài thì đó chính là thời điểm thích hợp nhất để doanh nghiệp “làm mới” lại lại thương hiệu của mình.
Theo ông Nguyễn Tiến Huy, có 5 giai đoạn lớn mà doanh nghiệp cần chuẩn bị tái định vị thương hiệu bao gồm: Nghiên cứu và phân tích bối cảnh; xây dựng chiến lược lấy tinh thần thương hiệu làm trung tâm; thiết kế kiến trúc thương hiệu; sáng tạo bản sắc thương hiệu và cuối cùng là đưa vào ứng dụng bằng chiến lược truyền thông phù hợp.
Nền tảng bắt buộc của quy trình này bao gồm một bản phân tích chuyên sâu về phân khúc khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, các yếu tố môi trường, điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của thương hiệu và chiến lược, mô hình kinh doanh trong tương lai.
CEO Pencil Group còn cho hay, một vấn đề nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đó là khi tái định vị thương hiệu, làm thế nào để thoát ra khỏi cái bóng của thương hiệu cũ, nhất là khi chúng ta đã có sẵn khách hàng.
Tái định vị là một giải pháp hiệu quả cho một thương hiệu đang gặp các vấn đề hoặc đang có sự thay đổi lớn về định hướng, sự phát triển. “Có một sự thật là việc tái định vị thương hiệu sẽ khó hơn định vị thương hiệu ban đầu vì bạn phải giúp khách hàng “nhận thức mới” định vị thương hiệu hiện tại, tức là thay đổi những gì họ đã nghĩ” - ông Nguyễn Tiến Huy nhấn mạnh.
Theo đánh giá của giới truyền thông, việc một doanh nghiệp của Việt Nam như Pencil Group là tác giả của chiến lược tái định vị thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và truyền thông thương hiệu cho một ngân hàng lớn như VPBank đã cho thấy năng lực sáng tạo của người Việt không hề thua kém doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt đã vươn lên đứng ngang hàng với các tập đoàn đa quốc gia và chiến thắng trong những dự án phát triển thương hiệu lớn của nước nhà.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gắn biển công trình kỷ niệm 5 năm thành lập Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Co.opmart thành phố Huế tổ chức chương trình “Tuần lễ không túi nilon”

Công ty MiennamPetro đồng hành cùng giải Tennis doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Công đoàn thực phẩm đồ uống Singapore thăm, làm việc với Công đoàn Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài

Đề xuất vốn điều lệ cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khi trở thành công ty
Tin cùng chuyên mục

Văn hoá doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam và BSR

PV GAS thực hiện các chương trình An sinh xã hội - hợp tác phát triển cộng đồng

Petrovietnam thúc đẩy các giải pháp giữ vững sản lượng khai thác dầu khí

C.P. Việt Nam giữ vững danh hiệu công ty thực phẩm uy tín số 1, ngành tươi sống - đông lạnh

Công đoàn Dầu khí Việt Nam: Khẳng định vai trò đồng hành và bảo vệ người lao động

BCC công bố bộ nhận diện thương hiệu mới

Đột phá thể chế nên đi từ vấn đề thiết thân của doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn tổ chức diễn tập xử lý sự cố tại nhà máy

Nghịch lý DN Việt chậm lớn và phản hồi tâm huyết của một doanh nhân

Ông lớn cảng biển bị truy thu thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Gemek Tower II được vinh danh “Dự án đáng sống năm 2023”

Rào cản điều kiện kinh doanh gây khó cho doanh nghiệp

Chủ tịch HĐTV EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh - Nữ Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2023

Thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn ESG sẽ khó tiếp cận vốn

Dự án số 2 Phạm Ngọc Thạch được vinh danh Dự án đáng sống năm 2023

Hòa Phát hạ thủy tàu HPS-01 tải trọng 24.500 tấn

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2023”

Petrovietnam khắc phục mọi khó khăn, kiên định mục tiêu tăng trưởng
