Tài chính tiêu dùng - công cụ đẩy lùi tín dụng đen

Một trong những đóng góp lớn của ngành tài chính tiêu dùng trong hơn 10 năm qua chính là vai trò trong đẩy lùi tín dụng đen. Đó là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Công cụ đẩy lùi tín dụng đen

Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, ngành tài chính tiêu dùng được các chuyên gia nhận định đã có giai đoạn chuyển mình đầy bứt tốc với chỉ số tăng trưởng lạc quan, hệ thống các công ty tài chính mở rộng.

Theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - Tiền tệ quốc gia & Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Tài chính tiêu dùng - công cụ đẩy lùi tín dụng đen
Các chuyên gia tham dự toạ đàm "Tài chính tiêu dùng - Sức sống mới sau 10 năm phát triển"

Về quy mô thị trường, 10 năm qua, tín dụng tiêu dùng (TDTD) tại Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt. Dư nợ TDTD cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%). Trong 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng (gồm cả tín dụng BĐS nhà ở) tăng trưởng khoảng 20%/năm.

Theo các chuyên gia, một trong những đóng góp lớn của ngành tài chính tiêu dùng chính là vai trò đẩy lùi tín dụng đen. Chia sẻ tại tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, cách đây 10 năm, người dân đủ tiền mới mua hàng hoá, còn bây giờ là xu hướng vay rồi mua hoặc thậm chí thuê về dùng.

Với nhận định này, ông Hiếu cho rằng, sự ra đời của các công ty tài chính tiêu dùng đã hỗ trợ người dân có thêm nguồn vay để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của đời sống. Vị chuyên gia đến từ Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, tài chính tiêu dùng đã góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Đồng quan điểm, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, sự phát triển của hệ thống tài chính tiêu dùng đã giúp người dân có khả năng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đặc biệt, họ không phải sử dụng nguồn vốn từ chợ đen. Như vậy, sự phát triển của hệ thống tài chính tiêu dùng không chỉ đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế mà còn góp phần giảm tín dụng đen.

TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng đang giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu, giúp mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng hàng hóa và tiêu dùng nội địa, góp phần quan trọng vào đẩy lùi hiện tượng tín dụng đen, ổn định đời sống xã hội của người dân.

Cũng tại tọa đàm, dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức cũng khẳng định, các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động dựa trên pháp luật, đã góp phần đẩy lùi tín dụng đen, hỗ trợ sản xuất phát triển.

Tài chính tiêu dùng - công cụ đẩy lùi tín dụng đen
Theo các chuyên gia, tài chính tiêu dùng chính là công cụ đẩy lùi tín dụng đen

Cần giải pháp thúc đẩy ngành tài chính tín dụng

Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Cho vay tiêu dùng một mặt giúp đáp ứng nhu cầu của người dân chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác còn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội - đại diện Ngân hàng Nhà nước phân tích.

Liên quan đến giải pháp phát triển tài chính tiêu dùng, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong điều kiện của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các công ty tài chính phải rà soát lại chiến lược kinh doanh để chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với thị trường, thực hiện chuyển đổi số; đặc biệt, giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân là giải pháp rất quan trọng.

Đồng quan điểm đó, ông Phan Đức Hiếu cũng cho hay, để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển, việc nâng cao nhận thức của người dân rất quan trọng. Ngoài ra, Nhà nước nên bảo vệ tổ chức cho vay vì doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro trong lĩnh vực cho vay tín chấp.

Thực tế, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng ngày càng được cập nhật và hoàn thiện hơn; nhận thức của các chủ thể tham gia thị trường được nâng cao hơn, tuy nhiên, để tạo điều kiện cho thị trường tài chính tiêu dùng phát triển, theo ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE CREDIT, các công ty tài chính rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để thị trường tài chính tiêu dùng ngày càng phát triển.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngân hàng TMCP Quân đội ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Ngân hàng số: Đường đua khốc liệt gia tăng lợi nhuận

Ngân hàng số: Đường đua khốc liệt gia tăng lợi nhuận

Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025

Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025

F88 tạo bệ phóng giúp sinh viên Fintech qua chương trình FinSpark

F88 tạo bệ phóng giúp sinh viên Fintech qua chương trình FinSpark

Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh

Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh

F88 “về nguồn” cùng 4.000 vận động viên tại Marathon Đền Hùng 2025

F88 “về nguồn” cùng 4.000 vận động viên tại Marathon Đền Hùng 2025

BAOVIET Bank quý I: Tăng trưởng nhờ tận dụng hiệu quả hệ sinh thái Tập đoàn Bảo Việt

BAOVIET Bank quý I: Tăng trưởng nhờ tận dụng hiệu quả hệ sinh thái Tập đoàn Bảo Việt

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

VietinBank xuất sắc giành 5 Giải thưởng Sao Khuê 2025

VietinBank xuất sắc giành 5 Giải thưởng Sao Khuê 2025

MSB tính chuyện góp vốn vào công ty chứng khoán

MSB tính chuyện góp vốn vào công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

06 Hệ thống công nghệ/Sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận

06 Hệ thống công nghệ/Sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận 'Giải thưởng Sao Khuê 2025'